Đại
học Stanford đă dày công nghiên cứu về mối tương quan giữa việc
thực hành lòng từ bi và việc đạt được hạnh phúc.
Trường đại học này tổ chức một khoá học kéo dài tám tuần với tên gọi Đào tạo
Nuôi dưỡng Lòng Từ bi với
mục đích dạy
cho các học viên cách phát huy
thái độ cảm thương trước những
đau khổ của người khác. Trong một công trình nghiên cứu để xác định tính hữu ích của chương trình, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng khoá đào này có tác dụng nâng cao hạnh phúc và lòng trắc ẩn. Theo các tác giả nghiên cứu, khoá đào tạo này nhấn mạnh
lợi ích của việc
kết nối những người khác với hạnh phúc của một
con người.
Lần cuối cùng bạn đi dạo trong một công viên hay dành một buổi chiều ở bể bơi là khi nào? Mặc dù không nên phơi nắng, song bạn cũng cần
ghi nhớ rằng thiên nhiên luôn mang lại cho chúng ta nhiều
lợi ích cả về sức khoẻ và
tinh thần. Theo công trình nghiên cứu của tác giả Gregory N. Bratman thuộc trường Đại học Stanford, một trong những lợi ích đó là làm tăng
khả năng thấu cảm.
Công trình nghiên cứu này đã chia các đối tượng tham gia thành hai nhóm: một nhóm dành thời gian ngoài trời ở
môi trường đô thị và nhóm thứ hai đi tản bộ giữa thiên nhiên. Nhóm thứ hai là nhóm đã đạt được niềm hạnh phúc tăng đáng kể, bao gồm giảm hồi hộp và
lo lắng. Nếu bạn không dễ dàng đến được một khu vực thiên nhiên rộng lớn thì hãy
suy nghĩ đến một công viên gần nhất.
3. Ngắt kết nối với mạng xã hội khi cần thiết
Có những người không ngừng kết nối với người khác thông qua mạng xã hội thậm chí ngay cả khi họ đang cố gắng
tận hưởng "khoảng thời gian
riêng tư”. Các nhà nghiên cứu
tâm lý thuộc trường Đại học Stanford chỉ ra tình trạng
tiêu cực này có thể dễ lây lan lớn như thế nào. Thật không may, con người ta không
giỏi đoán
tâm trạng của người khác như mình
tưởng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người
đánh giá quá mức về hạnh phúc mà người khác phô bày trên mạng xã hội khiến họ nghĩ rằng
cuộc sống của người khác
tốt hơn là có trên
thực tế.
Mạng xã hội đặc biệt
nguy hiểm đến hạnh phúc. Thời gian đắm chìm vào cuộc sống 'ảo' được cho là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng
trầm cảm và
lo âu ngày càng gia tăng. Hãy cố gắng tránh xa mạng xã hội đặc biệt khi bạn cảm thấy mình yếu kém nếu
so sánh người khác. Để thử, bạn hãy tạm dừng sử dụng mạng xã hội một vài ngày để thấy tâm trạng của bạn có
bắt đầu cải thiện hơn không.
4. Tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống
Các nhà tâm lý đã từ lâu
trăn trở về ý
nghĩa của cuộc sống và họ không chỉ là những người duy nhất. Một công trình nghiên cứu của Đại học Stanford đã cố gắng tìm thấy mối liên hệ giữa việc sống có ý nghĩa và hạnh phúc và thấy rằng mặc dù chúng khác nhau song đan lồng với nhau. Một người có thể tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống cho dù họ không hạnh phúc. Ví dụ, một người có thể làm công việc của một nhà hoạt động hay một
nhân viên xã hội và tìm thấy ý nghĩa lớn ở công việc mình đang làm song vẫn cảm thấy không hạnh phúc.
Đồng thời, có những người chỉ nghĩ đến bản thân vẫn có thể thấy mình hạnh phúc cho dù sống một cuộc sống không có nhiều ý nghĩa. Vì thế, điều quan trọng là tìm ra những phương cách để sống một
cuộc đời ý nghĩa đồng thời cũng tìm ra những gì khiến bạn hạnh phúc. Căn cứ vào các
kết quả nghiên cứu, những thứ khiến con người ta hạnh phúc hơn như chú trọng đến
hiện tại và không vương vấn với
quá khứ hay
chờ đợi tương lai và dành thời gian với những ai khiến bạn cảm thấy
vui và hạnh phúc.
Thật không dễ dàng định nghĩa về hai từ hạnh phúc, song
khoa học mách bảo chúng ta điều đã được
chứng minh để nâng cao thể trạng hạnh phúc của mình. Quan niệm về hạnh phúc của mỗi người cũng là khác nhau,
do vậy điều quan trọng nhất là bạn hãy tìm ra điều sẽ đem lại hạnh phúc cho mình và dỡ bỏ những
trở ngại ngăn cản bạn sống một cuộc đời hạnh phúc nhất có thể.