1) Quan tâm những gì con quan tâm: không cần bạn biết rõ hết những điều con thích làm, chỉ cần bạn tham gia khi có thể. Ví dụ con thích chơi game : hỏi con thích chơi game nào, cách chơi thế nào. Hoặc con rất mê sử dụng phone thì hỏi con thích nhất app nào và cách xài các ứng dụng mới hoặc học ở con app, clip nào hay xem chung với con.
2) Khuyến khích và khen ngợi : Con cần bạn
lắng nghe nhiều hơn là những lời nói tiêu cực khó nghe thốt ra từ bạn. “Con làm đúng rồi đó, con lớn rồi đó..”, kiếm cơ hội khen con nhiều hơn.
3) Hỏi con về kế hoạch tương lai : Hè này con làm gì? Con sẽ thi vào trường nào ? Con thích làm nghề gì khi tốt nghiệp?
4) Khoe con trên mạng xã hội : khi con tham gia các buổi thi đấu thể thao hoặc buổi biểu diễn văn nghệ, chụp tấm hình và đăng lên mạng xã hội. Ban đầu con sẽ rất ngại nhưng sau đó con sẽ hiểu rằng ba mẹ rất tự hào và muốn khoe chiến tích của con cho mọi người.
5) Cho con tự lập : cho con tự
quản lý thời gian giờ học, giờ chơi, hoặc cho con 1 khoản tiền để tự chọn mua quần áo, tự mua đồ dùng cá nhân mà không có sự can thiệp từ ba mẹ. Nói rõ với con về tính tự lập, tự chịu trách nhiệm và sự
tin tưởng. Nếu con làm ba mẹ mất
lòng tin một lần, 2 lần thì sẽ hạn chế sự độc lập này lại. Con sẽ hay quên và có khi sai phạm nhưng con sẽ có nhiều bài học từ cái sai đó..
6) Khuyến khích con mời bạn đến nhà, bày trò xem phim , ăn uống cùng nhau , cho con khoảng không gian riêng tự do và ba mẹ hãy tỏ ra hiếu khách.
7) Hãy nói : Ba/Mẹ yêu con , đừng nghĩ rằng con tự hiểu. Hãy nói với con thường xuyên kèm theo cái ôm. Những việc ba mẹ làm như đầu tư cho con học, nuôi con khôn lớn vẫn không tình cảm bằng lời nói yêu thương này.