Bốn câu chuyện ngắn cho thấy một khía cạnh khác về làm từ thiện

11/06/2016   4.213  3.67/5 trong 6 lượt 
Bốn câu chuyện ngắn cho thấy một khía cạnh khác về làm từ thiện
“Làm từ thiện” đang là chủ đề rất được quan tâm trong thời gian gần đây. Về vấn đề này, có nhiều ý kiến trái chiều quanh nó, ở đây xin đưa ra 4 câu chuyện có thật cho thấy một khía cạnh khác của việc làm từ thiện.

 

Câu chuyện thứ nhất

Cách đây vài năm, ở xã Bản Khoang bị lũ cuốn trôi vài nhà. Sau vài tiếng thì hội Chữ Thập Đỏ huyện Sa Pa đến hỗ trợ tiền và đồ ăn. Nhà nào bị lũ cuốn trôi thì được hỗ trợ cho mỗi nhân khẩu 10 triệu và 2 thùng mỳ tôm. Còn nhà nào không mất nhà thì chỉ được mỳ tôm.
 
Sau khi biết tin, người dân trong xã đã quây cán bộ lại hỏi: “Tại sao nhà tao không được tiền?”.
 
Cán bộ giải thích tại tiền chỉ cho nhà nào bị lũ cuốn trôi thôi, nhà nước giúp họ tiền để họ sửa lại nhà.
 
Nhưng những người còn lại không chịu đã chửi bới rất thậm tệ. Và cuối cùng họ nói: “Sang năm tao cũng làm nhà gần suối để khi nào lũ cuốn trôi còn được tiền; tiền cho thì phải cho tất cả mọi người trong xã chứ”.
 
Câu chuyện trên hoàn toàn có thật. Trong mắt người dân không có khái niệm tiền từ thiện chỉ giúp hộ khó khăn gặp hoạn nạn. Họ luôn cho rằng nếu đã phân phát tiền hoặc quà thì công bằng giàu nghèo đều phải cho hết.
 

Câu chuyện thứ hai

 
Mình có lần làm việc với một bạn cán bộ của ban ODA (hỗ trợ phát triển) huyện. Ban kết hợp với ngân hàng chính sách cho những hộ nghèo nhất trong huyện vay tiền về mua bò, lợn, gà về chăn nuôi.
 
Một tháng sau cán bộ xuống kiểm tra hỏi bò đâu?
 
“Tao chưa mua”.
 
“Thế tiền anh làm gì rồi?”
 
“Tao mua cho mỗi người trong nhà một cái điện thoại rồi, số còn lại tao uống rượu hết rồi”.
 
“Thế sau này làm sao anh trả nợ?”
 
“Ô không sao đâu, Kinh nhiều thằng ở xuôi lên cho tiền lắm, chúng nó thừa nhiều tiền thì cho tao mà. Đói thì nhà nước cho gạo mà. Không trả nợ được của nhà nước không sợ đâu. Chỉ sợ nợ của anh em thôi”.
 

Câu chuyện thứ ba

 
Chuyện này ở Lai Châu, nghe rất đau lòng. Các cô giáo ở vùng sâu vùng xa luôn phải lo đủ sỹ số học sinh. Hôm nào biết tin có đoàn của phòng giáo dục huyện xuống kiểm tra các cô phải đến nhà từng em học sinh để vận động các em đi học.
 
Các cô dặn: “Mai các em mặc đồng phục đi học nhé. Cô cũng mua bánh kẹo cho các em rồi”.
 
Một phụ huynh học sinh quát cô giáo: “Cô giáo ơi đ** được đâu, nếu mặc đẹp đi học thì nhiều thằng đến cho tiền nó nghĩ nhà tao có đủ ăn nó không cho tiền và quà thì sao!”.
 
Cô giáo năn nỉ: “Mặc một ngày thôi, không phòng kiểm tra tưởng cô giáo giữ đồng phục không phát mà bán thì sao?”.
 
“Thì kệ thôi, tao phải lấy tiền của người Kinh chứ. Không tiền thì ngày mai tao không có tiền uống rượu đâu”.
 

Câu chuyện thứ tư

 
Mình có quen một anh làm ở một dự án nông nghiệp. Họ mang cây atisô xuống bản giúp người dân trồng để tăng thêm thu nhập.
 
Anh kể: “Dự án đưa ra rồi, quỹ cũng giải ngân rồi, nhưng người dân họ có làm đâu, toàn bọn anh xuống làm từ cuốc đất trồng cây đến chăm bón. Họ chỉ tham gia lúc thu hoạch, bán và cho tiền vào túi thôi”.
 
Mình không dám hỏi nhiều vì mình biết nguyên nhân, chẳng vậy mà cứ đang quốc đất mà nghe tin có đoàn từ thiện về là họ bỏ dở việc để về xếp hàng xin tiền. Chỉ lúc thu hoạch bán đồ được tiền ngay thì họ mới ở lại.
 
Hi vọng các bạn hiểu ý nghĩa những câu chuyện mình kể. Hãy làm từ thiện đúng cách, đừng giải quyết những gì trước mắt, cần tính đến sự bền vững. Hãy tạo cho họ một cái cần câu để họ câu con cá. Đừng bao giờ cho họ con cá họ ăn xong hết mai họ lại đói.


Bài viết hay bạn nên đọc:


Quảng cáo

Theo tinhhoa

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

7 bí quyết thành công từ các thương hiệu truyền thông lớn
Với các thương hiệu truyền thông, nội dung là “vua” nhưng không phải là toàn bộ “vương quyền”. Giám đốc tiếp thị cần phải duy trì lòng trung thành của khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng tiềm năng và hướng họ theo định hướng mở rộng thương hiệu. Vậy họ phải làm gì?

Rèn luyện tính kiên trì để thành công
Một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới thành công là sự kiên trì, thứ mà hiếm người có được. Kiên trì là một trạng thái tinh thần, vì vậy nó có thể được trau dồi và rèn luyện.

Mặt trời và mặt trăng, cái nào quan trọng hơn?
Khi bạn cảm ơn cuộc đời, cuộc đời sẽ ban thưởng cho bạn ánh nắng mặt trời rực rỡ. Bạn oán trách trời đất, khả năng cuối cùng chỉ có hai bàn tay trắng mà thôi

Có thể bạn cần

Kiểm soát được cái miệng của mình chính là một loại mỹ đức

Kiểm soát được cái miệng của mình chính là một loại mỹ đức

Cổ nhân thường nói: “Bệnh từ cái miệng mà vô, họa cũng từ cái miệng mà ra”, bởi vậy một người có trí tuệ chính là phải biết kiểm soát được cái miệng của mình, đó cũng là một đức tính tốt đẹp cần tu dưỡng.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ