Xưa, có một người học trò được dịp lên phố chơi, nhằm đúng ngày chợ phiên. Một vụ mất cắp xảy ra tại quán trọ, người học trò liền bị quan huyện bắt nhốt vì người ta ngờ là thủ phạm.
Sau khi trải qua những thủ tục tra hỏi phiền phức, quan huyện tìm ra thủ phạm, người
học trò
được thả về. Khi về làng, gặp
thầy và
bè bạn, người
học trò tức tưởi kể lại sự việc, bộc bạch nỗi hàm oan của mình.
Vị thầy
im lặng nghe xong câu chuyện, nghiêm nghị
ra lệnh phạt trò mười roi.
Người học trò rất ngạc nhiên nhưng không dám cãi lời thầy, vội leo lên bộ ván nằm chờ trận đòn mà lòng
hoang mang vô kể.
Các bạn học thấy thế, ngạc nhiên thưa: “Thưa thầy, trò này vô tội sao lại bị đòn?”
“Đành rằng trò ấy vô tội, nhưng tại sao giữa phố chợ đông người chỉ mình nó bị tình nghi là kẻ cắp?
Ta phạt cái tội nó có bộ vó của thằng
ăn cắp để
cho người ta
nghi ngờ. Nếu trò ấy không chỉnh đốn tư cách lại, ta e rằng nó sẽ bị hàm oan nhiều lần nữa”.
Ngẫm lại:
Câu chuyện trên đã cho chúng ta thấy điều gì? Kinh
Phật có câu “tướng tự
tâm sinh”, có
nghĩa là dáng vẻ,
dung mạo bên ngoài của mình cũng phần nào là thể hiện của
nội tâm ở bên trong.
Người học trò kia tuy không
ăn cắp, nhưng lại có
tâm thái của kẻ ăn cắp, như vậy mới khiến người ta nghi ngờ. Vị thầy đồ mới “phạt cái tội nó có bộ vó của thằng ăn cắp” nhằm uốn nắn cái tâm, chỉnh đốn tư cách của học trò.