Cách giúp bạn đi qua nỗi sợ nói trước đám đông

01/08/2017   3.173  4.75/5 trong 2 lượt 
Cách giúp bạn đi qua nỗi sợ nói trước đám đông
Những con người vĩ đại cũng từng có những giây phút yếu đuối, sợ hãi bình thường như bao người. Tuy nhiên, họ khác biệt ở chỗ thay vì chịu đầu hàng trước nỗi sợ hãi trần gian đó, những con người này đã từng bước vượt qua, chinh phục và làm chủ nó.


Sự thành công của họ không có gì là bí ẩn, đều cần có công thức và sự can trường. Nỗi sợ về cơ bản giống nhau, chỉ có bản lĩnh, tham vọng và sự can đảm mới quyết định sự thành bại. Bạn cũng có thể trở thành bậc thầy diễn thuyết nếu rèn luyện những kỹ năng dưới đây:
 

1. Nắm bắt mọi cơ hội

 
Để nói chuyện tự tin hơn, bạn cần tận dụng mọi cơ hội khi giao tiếp, chủ động khơi gợi chủ đề và nói ra quan điểm của bạn; “góp gió thành bão” - kinh nghiệm từ những buổi nói chuyện sẽ giúp bạn vượt qua sợ hãi.
 

2. Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng

 
Theo một số nghiên cứu, việc chuẩn bị, luyện tập kỹ lưỡng bài trình bày sẽ giúp giảm đến 75% cảm giác run sợ trước đám đông. Vì vậy, đầu tư thời gian và công sức để chuẩn bị bài trình bày là cách hữu hiệu để giảm thiểu lo lắng và nâng cao sự tự tin trước đám đông.
 

3. Thả lỏng cơ thể

 
Không có người nghe nào đánh giá bạn là người tự tin khi thấy ngôn ngữ cơ thể của bạn cứng nhắc với những cử chỉ, động tác giống hệt như robot.
 
Để giải quyết điều này, trước khi bước ra trình bày, hãy hít thở sâu, thả lỏng để cơ thể thư giãn hơn; các cử chỉ, hành động phải dứt khoát; hãy đứng thẳng người, hai chân vững vàng trên mặt đất, giao tiếp với mọi người bằng mắt và thường xuyên mỉm cười.
 
 

4. Chuẩn bị tâm lý trước những tình huống bất ngờ

 
Thỉnh thoảng, trong buổi nói chuyện bạn sẽ rơi vào những tình huống “khó đỡ”, vì vậy, bạn cần chuẩn bị tâm lý để giữ được bình tĩnh; hãy tưởng tượng trước một vài tình huống có thể phát sinh và suy nghĩ cách giải quyết chúng.
 

5. Đừng sợ người nghe “ăn thịt” bạn

 
Bạn cần nhớ rằng mọi người đang ngồi nghe bạn nói, chứ không phải đang rình rập để tấn công “ăn thịt” bạn. Vì thế, dù trong lòng bạn có thấy lo sợ đến đâu thì bạn cũng nên làm ngược lại, thể hiện một phong thái tự tin trước đám đông để chiếm được cảm tình ban đầu của người nghe.
 

6. Tập trung vào bài thuyết trình của mình

 
Bạn thường hoảng loạn và mất tập trung khi bạn quên một chữ hay một dòng nào đó trong lúc trình bày? Đừng lo lắng vì người nghe không biết nội dung bài trình bày, do đó, đừng sợ rằng mình sẽ nói thiếu câu này hoặc ý kia.
 
“Chỉ có kẻ dám mới có thể bay” – cất cao giọng nói chinh phục cuộc đời hay trốn chạy như 10.000 năm trước, quyết định nằm ở giữa hai vành môi của bạn.

Quảng cáo

Theo cafebiz

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Nếu có gục ngã, hãy ghi nhớ những câu nói này
Tiền rời xa con người chỉ là tờ giấy lộn, nhưng con người không có tiền thì chỉ là phế vật, vì vậy, làm việc gì cũng không cần người khác phải thấu hiểu, chỉ cần bạn cố gắng hết mình là được.

Nếu biết mình đã đối xử với người thân như thế này, bạn sẽ hối hận lắm
Gia đình luôn là những người gần gũi và yêu thương ta nhất, vậy vì sao bạn không thể kìm nén cơn giận nếu người thân làm phật lòng bạn? Vì sao có bao nỗi bực dọc bên ngoài bạn lại trút hết lên đầu bố mẹ?

Muốn thành công, chỉ có một con đường: HỌC
Đừng vội phàn nàn học hành vất vả, công việc nặng nhọc bởi khả năng học tập tương đương năng lực cạnh tranh của bạn.

Có thể bạn cần

Khi người lớn hư!

Khi người lớn hư!

Một lần, bạn tôi thuật lại câu chuyện một đồng nghiệp của chị vừa đi du lịch châu Âu về. Chị đồng nghiệp ấy kể rằng, khi lên được đến tháp Eiffel, hứng chí quá, chị ta liền nhổ ngay một bãi nước bọt xuống dưới đất, mặc kệ trúng ai thì trúng, phải “đánh dấu lãnh thổ” chứ?!

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ