Hôn nhân thường được miêu tả như là sự kết hợp của hai người yêu nhau và dành
thời gian để quan tâm, chăm sóc cho nhau. Nói cách khác đó còn được gọi là gia đình, nơi mà bạn sống
hạnh phúc và chia sẻ những sở thích với những người còn lại.
Bao nhiêu người trong chúng ta thừa nhận rằng quãng đời còn lại của mình ra sao tùy thuộc vào người bạn đời của bạn? Điều quan trọng là không chỉ nghĩ đến cách ai đó làm cho bạn cảm thấy thế nào mà là lối sống bạn và người bạn đời chia sẻ với nhau ra sao.
Bạn cần phải cân nhắc, suy xét thật kỹ lưỡng trước khi đồng ý nắm tay ai đó bước vào
cuộc sống hôn nhân. Có lẽ hai yếu tố quan trọng cần bàn thảo là sau khi kết hôn hai người sẽ sống ở đâu và hai bạn có định có con hay là không.
Hãy thử tưởng tượng, bạn muốn cả gia đình sẽ sống ở trung tâm thành phố để tiện cho công việc của cả hai, tuy nhiên chồng của bạn lại muốn sống ở vùng ngoại ô. Quan điểm đầu tiên của hai bạn đã thể hiện sự đối lập. Nếu muốn mối quan hệ đó tồn tạị thì một trong hai người phải thỏa hiệp.
Bạn cũng nên suy nghĩ cẩn thận về việc các bạn mong muốn mình có bao nhiêu đứa con. Bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng đến nơi bạn sinh sống, mức thu nhập, mức độ tự do cá nhân. Vì lợi ích của con cái bạn có thể sẽ phải cam kết làm trọn bổn phận của bậc làm cha làm mẹ nếu muốn bắt đầu một gia đình thật sự.
Tình hình tài chính và các vấn đề khác liên quan đến tài chính cũng cần được làm rõ trước khi hai bạn quyết định kết hôn. Cả hai nên thẳng thắn trao đổi về việc chi tiêu, cách
tiết kiệm và các khoản nợ ( nếu có). Nếu một trong hai người chi tiêu” không kiểm soát” thì rất có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình.
Bạn cũng cần phải quyết định xem cả hai muốn mua nhà hay thuê vì điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính trong tương lai của bạn. Ví dụ, một trong hai bạn muốn mua một căn nhà để ổn định nhưng người kia lại muốn thuê trọ cho linh hoạt. Vậy thì trước sự bất đồng đó cần có sự thỏa hiệp của một trong hai.
Bạn cũng nên suy nghĩ về việc quản lý chi tiêu hàng ngày. Ví dụ, các bạn có nên có một tài khoản chung hay kết hợp tài chính?
Ngoài ra, những vấn đề thường nhật cũng cần được “thỏa thuận” rõ ràng. Ví dụ, ai sẽ đảm đương nhiệm vụ nấu ăn, dọn dẹp và quán xuyến chung. Nếu dự định có em bé thì ai sẽ là người chăm sóc chúng chủ yếu? Còn phải kể đến thời gian dành cho những sở thích cá nhân của bạn và cả người bạn đời của bạn nữa. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ thời gian để thích ứng với cuộc sống gia đình.
Hãy nhớ rằng hôn nhân không đơn giản là chọn một người có vẻ phù hợp rồi hy vong tình yêu đó sẽ mang lại cho bạn cuộc sống hạnh phúc mà không hề có bất kể vết rạn nứt nào. Cần trao đổi thẳng thắn những điều hai bạn mong muốn ở đối phương trong tương lai. Dựa vào yếu tố đó các bạn có thể đưa ra quyết định liệu hai bạn có thực sự phù hợp với nhau hay không, có nên tiến tới hôn nhân hay không.
Bạn không chỉ đơn thuần kết hôn và sống chung với một người đàn ông hay một người phụ nữ mà hơn hết bạn sẽ chung sống với cả lối sống của người đó đến hết quãng đời còn lại.