Tại sao người ta bị
chết đuối khi bị rơi xuống nước? Có phải
do người đó không bơi
được? Không, đó không phải là câu
trả lời. Một người bị chết đuối khi rơi xuống nước bởi vì anh ta ở lại đó. Thật ra,
vấn đề không phải là người đó đã rơi bao nhiêu lần, mà là
khả năng leo lên lại sau mỗi lần ngã xuống.
Xin
đừng đánh giá một người bằng số lần anh ta rơi xuống, mà hãy đánh giá số lần anh ta đã leo lên lại sau khi rơi xuống sẽ chẳng bao giờ bị chết đuối cả. Nhưng thật đáng
buồn khi nhận thấy nhiều người, như những người sau một lần
thất bại nhất thời chẳng hạn, chỉ thích
ngồi đó và cuối cùng chết hẳn vì thất bại, và chẳng bao giờ gượng dậy nổi.
Phẩm chất nào trong chúng ta sẽ giúp ta leo lên trở lại sau mỗi lần rơi xuống? Đó chính là sự bền
bỉ, khả năng
đứng lên lại nhiều lần sau mỗi lần ngã. Không gì trên
thế giới có thể thay thế nó được.
Tài năng cũng không; trên đời chẳng hiếm những người có tài nhưng không
thành công.
Thiên tài cũng không; thiên tài không gặp thời
vận cũng rất phổ biến.
Học vấn cũng không, thế giới đầy rẫy những người có học nhưng bị bỏ rơi; chỉ có sự
bền bỉ và
quyết tâm mới mang lại kết
quả.
Trong cuộc chạm trán giữa dòng nước và tảng đá, dòng nước luôn luôn
chiến thắng, không phải bằng
sức mạnh mà bằng sự bền bỉ.
Vấn đề không phải là bạn rơi xuống tới mức nào, mà là bạn đã nhảy lên cao bao nhiêu!
Chẳng có gì
tốt hơn sự
kiên trì. Nhưng một người làm thế nào để
phát triển được
sự kiên trì? Tại sao có nhiều người có thể kiên trì vượt qua mọi
khó khăn trong khi những người khác cứ đầu hàng khi vừa thấy dấu hiệu nhỏ nhoi nhất của khó khăn?
Khi chúng ta ngã xuống và không tìm thấy
bạn bè ở đâu cả, ta sẽ làm gì? Khi không có ai đến với ta, ai sẽ ở đó để
giúp đỡ ta?
“Hãy giữ lấy các giấc mơ của bạn. Vì nếu các giấc mơ ấy chết đi, bạn sẽ giống như một con chim bị thương mà không có cánh”.