Khi nào nên kiên trì? Khi nào nên từ bỏ?

26/04/2016   4.011  4.75/5 trong 2 lượt 
Khi nào nên kiên trì? Khi nào nên từ bỏ?
Từ nhỏ, chúng ta được dạy những bài học về đức tính kiên trì, và xem đó là điều kiện tối cần thiết để đi đến thành công. Nhưng trong một số trường hợp, lựa chọn sáng suốt nhất lại chính là từ bỏ hoặc điều chỉnh lại kế hoạch ban đầu. Doanh nghiệp đang thua lỗ, và bạn cần phải đưa ra quyết định có tiếp tục với sản phẩm và thị trường hiện tại; hay bạn đang chán nản và do dự có nên từ bỏ công việc đã gắn bó lâu năm nhưng dường như không có cơ hội phát triển,…? Dù là bất cứ trường hợp nào, đưa ra quyết định cũng là một việc vô cùng khó khăn, nhất là khi ta đã bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết.

 Bài viết trên Havard Business Review (trang: hbr.org) sau đây sẽ đem đến cho bạn một số lời khuyên khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn phải đưa ra quyết định tiếp tục hay bỏ cuộc. Và những lời khuyên này đặc biệt hữu ích cho các cá nhân và doanh nghiệp.
 
Khi bạn chuẩn bị cho một sự thay đổi, sự khác biệt giữa thành công và thất bại thường chỉ là vấn đề thời gian: bạn dồn tâm huyết bao lâu trước khi từ bỏ. Những nỗ lực bắt đầu với nhiều kỳ vọng chắc chắn sẽ càng đáng thất vọng. Ban đã từng nghe đến luật Kanter? Đại ý là: “Tất cả mọi thứ đều dường như thất bại ở giữa quá trình.”
 
Ở giai đoạn giữa lộn xộn ấy, những trở ngại bất ngờ sẽ xuất hiện. Sự mệt mỏi bắt đầu. Các thành viên trong nhóm đều quay lưng lại. Những chỉ trích thiếu kiên nhẫn nổi lên đúng lúc bạn nghĩ rằng công việc dần đi vào quỹ đạo. Những thách thức khó khăn làm mất nhiều thời gian và chi phí hơn so với dự đoán lạc quan ban đầu.
 
Đó là lý do tại sao sự bền bỉ và kiên trì rất quan trọng cho bất cứ ai đang chèo lái một công việc kinh doanh mới, hay thay đổi dự án một phần hoặc hoàn toàn. Nhưng khoảng thời gian khốn khổ ấy đem đến một sự lựa chọn: Bạn gắn bó với công việc kinh doanh và thực hiện các điều chỉnh giữa giai đoạn, hoặc bạn từ bỏ nó? Bạn có hỗ trợ những người có phận sự tiến bộ mặc dù công việc vẫn chưa kết thúc, hay bạn bỏ rơi họ?
 
Tồn tại và trụ vững, cùng nỗ lực có thể đi đến thành công. Rút lui ở giai đoạn lộn xộn. Vấn đề đặt ra cho bạn là quyết định đúng hướng đi.
 
Cho dù bạn là một công ty mới thành lập, một viên chức mới được tiến cử, hoặc bạn với dự án thú cưng của riêng bạn, có 12 câu hỏi có thể giúp bạn quyết định liệu có nên ngừng hoạt động hay giúp nó vượt qua thời điểm hỗn độn:
 
1. Liệu những lý do ban đầu cho các nỗ lực vẫn còn có ý nghĩa, khi không có thay đổi tác động bên ngoài?
 
2. Nhu cầu cần cho giải pháp này vẫn chưa được đáp ứng, hoặc các giải pháp cạnh tranh vẫn chưa được chứng minh?
 
3. Tình hình có trở nên tồi tệ hơn nếu dừng tất cả mọi nỗ lực?
 
4. Chi phí khi tiếp tục và chi phí để khởi động lại?
 
5. Tầm nhìn có thu hút nhiều người ủng hộ hơn?
 
6. Liệu các nhà lãnh đạo có còn nhiệt tình, sự gắn bó, và tập trung nỗ lực?
 
7. Có sẵn các nguồn lực để tiếp tục đầu tư và điều chỉnh hay không?
 
8. Sự hoài nghi và chống đối có suy giảm?
 
9. Nhóm làm việc có động lực để tiếp tục?
 
10. Những thời hạn quan trọng và các sự kiện quan trọng có được đáp ứng?
 
11. Có dấu hiệu nào của sự tiến bộ, trong đó một số vấn đề đã được giải quyết, các hoạt động mới đang được triển khai, và xu hướng tích cực?
 
12. Liệu có một thành tựu cụ thể – ví dụ như một cuộc trưng bày sản phẩm thành công, mẫu thử nghiệm mới,…?
 
– Nếu câu trả lời chủ yếu là “Có”, vậy bạn đừng nên bỏ cuộc. Tìm ra những chuyển hướng cần thiết, chiến thuật vượt qua những trở ngại, tìm cách gắn bó lại nhóm, trả lời những bình luận, và thuyết phục để có nhiều thời gian và nguồn lực hơn. Tất cả mọi thứ đòi hỏi sự kiên cường.
 
– Nếu xu hướng cho các câu trả lời là “Không”, hãy lựa chọn từ bỏ. Kiên nhẫn không có nghĩa là bướng bỉnh.

Quảng cáo

Theo Rosabeth Moss Kanter, từ hbr.org

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Quy tắc 70/30: Bài học cho bạn về cách phân bổ tiền
Khi bạn có một kế hoạch để trở nên giàu có, bạn sẽ có động lực đến mức bạn sẽ có một thời gian khó khăn để không thể không nghĩ về mục tiêu ấy vào mỗi tối. Một trong những công thức đơn giản để tạo ra sự giàu có đó là: hãy nghĩ về cách phân bổ tiền. Quy tắc 70/30 dưới ...

Những kỹ năng cần của một quản lý xuất sắc
Được đề bạt vào vị trí quản lý là một bước phát triển quan trọng nhưng cũng đầy thử thách đối với sự nghiệp của bạn. Làm thế nào để thành công trong vai trò này và tiếp tục thăng tiến lên những vị trí cao hơn?

Một lá thư Phan Thiết…
“Tôi sinh ra và lớn lên ở Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Khi tốt nghiệp lớp 9, gia đình khó khăn quá nên tôi bỏ học, vô Sài Gòn học may. Sau 4 tuần, tôi đi thi tay nghề tại công ty giầy dép Bitis, tôi đậu, tự đi thuê nhà trọ rồi bắt đầu cuộc sống công nhân. Nhà trọ thì xa ...

Có thể bạn cần

Càng than nghèo kể khổ sẽ càng nghèo

Càng than nghèo kể khổ sẽ càng nghèo

Con người không chỉ nên bằng lòng với cuộc sống vật chất tiền tài, mà còn phải bằng lòng với những con người, sự việc xung quanh.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ