Vì sao bạn mãi tầm thường?

14/09/2019   4.037  4.72/5 trong 7 lượt 
Vì sao bạn mãi tầm thường?
Trong khi bạn đang mải mê Facebook hay chơi game, ai đó đang miệt mài học hỏi, thu thập thêm những kiến thức, thông tin cần thiết cho cuộc sống của họ. Hoặc đơn giản họ chỉ đang hoàn thiện khả năng vi tính của bản thân – bạn chắc bạn ổn về khoản này chứ?


1. Bởi vì bạn chưa thất bại đủ nhiều

 
Bạn cảm thấy hài lòng với vị trí xoàng xĩnh của bản thân, và chọn cách không cố gắng vì cái gì cả. Bạn thích tự nói với bản thân rằng “Tôi sẽ học một nghề mới” hơn là thực sự lăn xả vào học. Bạn thường chặc lưỡi, việc này có vẻ phức tạp quá, có khi để sau hoặc “khỏi làm luôn cũng được”.
 
Bởi vì trong khi bạn ngồi đó thư nhàn, tôi đang tự thử thách mình bằng những lần thất bại liên tiếp, học những điều mới lạ hơn.
 
Bởi vì chỉ khi thất bại bạn mới có được bài học cho mình, như thép đã được tôi qua lửa đỏ và đập mỏng thành gươm, bạn mới đủ sức đương đầu với cuộc đời đầy rẫy những thanh gươm sắc bén hơn bạn gấp nhiều lần.
 

2. Bởi vì bạn luôn để ý xem người khác nghĩ gì về mình

 
Bạn luôn phải chật vật để hoà mình vào đám đông. Bởi bạn nghĩ, sự khác biệt chỉ giá trị khi bạn khác biệt theo cùng cái cách mà đã khiến những người khác nổi bật!
 
Bạn sợ phải phơi bày con người thật của mình, nếu như bạn có thể đánh giá người khác, bạn nghĩ rằng chắc chắn họ cũng phải lời ra tiếng vào lại về cách sống của bạn. Bạn quan tâm càng nhiều về những thứ bạn có nhiều bao nhiêu thì về những điều bạn đã làm ít bấy nhiêu.
 
Bạn dành tiền mua quần áo lượt là, xe hơi láng lẩy, ăn đồ cao lương- còn tôi để số tiền đó để đầu tư cho chính mình. Trong khi tôi khiến thế giới phải chấp nhận tôi, bạn khó nhọc hoà nhập vào với hàng vạn người ngoài kia bằng cách bắt chước những gì bạn cho là họ thích.
 

3. Bởi vì bạn nghĩ mình thông minh hơn người

 
Nghĩ lại đi, bạn đọc những gì người khác đã đọc, học những gì họ đã học, làm những gì họ đã làm, vậy mà gọi là thông minh ư?
 
Bạn học những gì bạn nghĩ có thể giúp bạn vượt qua bài kiểm tra của họ và bạn nghĩ điều đó khiến bạn có vẻ thông minh?
 
Bạn nghĩ chỉ khi còn đến trường ta mới còn học. Trong khi bạn đang gắng hình dung ra thế giới mênh mông từ lớp học bé tí, tôi đã ở ngoài đó, trải nghiệm nó bằng cách sống và thử thách bản thân mình ngoài cái nôi bảo bọc của gia đình, thầy cô.
 
Bởi vì thông minh không thể hiện qua những gì bạn đã học, mà là qua cách bạn sống.
 

4. Bởi vì bạn không chịu đọc sách

 
Bạn chỉ chịu đọc những gì trường lớp ép bạn đọc, còn ngoài ra- không gì cả.
 
Bạn nghĩ lịch sử chán ngắt còn triết học thì mơ hồ quá.
 
Bạn thà ngồi xem TV còn hơn khám phá điều gì đó thú vị, như nhìn thế giới qua lăng kính của một người khác bằng cuốn sách của họ.
 
Và có khi bạn còn chẳng thèm ngó qua bài viết này, thay vào đó bạn click vào một tin giật gân.
 
Chắc chắn bạn biết những điều này. Nhưng người ta chỉ dắt được con ngựa đến mép nước mà thôi, còn uống hay không là do bản thân nó.
 

5. Bạn đã không còn tò mò về mọi thứ từ khi nào?

 
Bạn tiếp nhận thông tin thụ động từ những trang báo copy nhan nhản của nhau. Bạn còn chẳng buồn hỏi, “lỡ như điều mình vừa đọc sai sự thật?”.
 
Bạn sẵn sang thán phục ai đó, “Woa, cái gì anh cũng biết!”, nhưng chẳng dám mở miệng nhận, “Tôi lại chẳng biết cái quái gì cả”.
 
Trong khi bạn đang chơi Candy Crush hoặc Flappy Bird, ai đó đang thu nhận được những thông tin thú vị và đáng giá hơn cho cuộc sống của họ gấp nhiều lần. Hoặc đơn giản họ chỉ đang hoàn thiện khả năng vi tính của bản thân- bạn chắc bạn ổn về khoản này chứ?
 
Bởi vì khi phải bước vào một cuộc tranh luận, bạn sẽ bị đối thủ hạ nốc ao, bằng những lý luận sắc bén và dẫn chứng đa dạng từ mọi mặt cuộc sống, bởi vì hắn thành thạo mọi điều bạn sắp dùng để đối phó.
 
Hắn lợi hại đến mức, có thể đổi hẳn về phía quan điểm của bạn mà vẫn giúp bạn thắng luận, sau khi đã cho bạn đo ván từ quan điểm của hắn.
 

6. Bởi vì bạn vẫn chưa đặt câu hỏi đủ nhiều

 
Bạn không đặt câu hỏi cho chính quyền. Cho nhà trường. Cho công ty. Cho chính bạn.
 
Bạn không hiểu được sức mạnh của những câu hỏi đúng nơi, đúng lúc; thể hiện sự bất đồng một cách nhã nhặn; đứng lên bảo vệ cho điều mà bạn tin chắc rằng đúng.
 
Bạn nói nhiều hơn là bạn hỏi. Bạn khiến kẻ khác có cơ hội hạ gục bạn bởi bạn cho hắn quá nhiều thông tin. Bạn chẳng quan tâm đến ai ngoại trừ bản thân mình.
 
Nhưng hỏi nhiều không phải theo kiểu bạn đang phơi bày tất cả những ngu dốt hạn hẹp của mình ra một cách ngây thơ.
 

7. Bởi vì bạn không biết chấp nhận sự thật

 
Bạn không dám thừa nhận bản thân mình không biết quá nhiều thứ. Bạn cần phải biết rằng đọc hết bài báo này cũng không đền bù cho tất cả quãng thời gian bạn đã lãng phí trong đời.
 
Nếu ai đó nói, ngày mai rồi mọi thức sẽ khác, bạn sẽ đợi đến đúng ngày mai để bắt đầu động tay động chân.
 
Bạn nghênh ngang đi khắp nơi, vui vẻ phủ nhận những sự thật khiến bạn khó chịu. Phải chi chỉ một lần, bạn chịu đưa cái lưỡi của mình ra, và nếm lấy sự thật- xem nó có vị ra sao.
 
Thứ duy nhất đang cản trở bạn làm những điều phi thường là CHÍNH BẠN.
 
Đừng lấy bằng cấp ra để so đọ hơn thua, tôi hoàn toàn có thể vượt qua bài kiểm tra của bạn dễ dàng, nhưng trong bài kiểm tra của tôi, điểm số mà bạn đạt được chỉ tính bằng một từ mà thôi: SỐNG SÓT!

Xem thêm:

 

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Những câu nói khiến bạn phải sống khác đi
Chẳng quan trọng là bạn đi chậm cỡ nào, miễn là bạn không dừng lại. Bạn nghĩ con chim có tự nhiên mà biết bay, con người có tự nhiên mà biết đi? Thế giới cần lắm những người không sợ ngã.

Đức Phật dạy rằng: Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người
Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa. Phật dạy tu khẩu nghiệp là tu nửa đời người.

Người giàu kiếm tiền từ tư duy khác biệt
Triệu phú tự thân Steve Siebold đã bỏ ra 26 năm để phỏng vấn những người giàu nhất thế giới trước khi đưa ra những phát hiện độc đáo của mình trong cuốn sách How rich people think (Cách suy nghĩ của người giàu).

Có thể bạn cần

Làm gì khi cái tôi bị tấn công?

Làm gì khi cái tôi bị tấn công?

Dù bạn làm công việc gì, bạn cũng sẽ đối mặt với những lúc mà cái tôi trỗi dậy. Cái tôi có thể đi từ thái cực này sang thái cực khác – căng phồng lúc này và “như quả bóng xì hơi” vào lúc khác.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ