Mỗi giai đoạn của cuộc đời, bạn cần tiết kiệm tiền thế nào mới đủ để tự do tài chính?

17/05/2017   3.418  3.83/5 trong 3 lượt 
Mỗi giai đoạn của cuộc đời, bạn cần tiết kiệm tiền thế nào mới đủ để tự do tài chính?
Độc lập tài chính là điều mọi người đều mong muốn. Khi đó, bạn có thể làm bất cứ điều gì cần làm mà không phải lo lắng về tình trạng tài chính, bởi thu nhập và khối lượng tài sản bạn có đủ vững vàng. Để có được sự tự do tài chính đó, bên cạnh việc kiếm được nhiều tiền, bạn còn phải học cách tiết kiệm hợp lý trong từng giai đoạn của cuộc đời.


Ở giai đoạn nào thì chúng ta cũng có những nỗi lo về tài chính khác nhau. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, bạn cần có chiến lược riêng thiết lập kế hoạch tài chính cho mình. Bạn nên tiết kiệm thế nào trong mỗi giai đoạn của cuộc đời?
 

Khi mới bắt đầu sự nghiệp

 
Ở giai đoạn này, bạn mới hơn 20 tuổi và tiết kiệm tiền không phải sự ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, nó cũng hợp lý để bạn tiết kiệm 25% tổng thu nhập mỗi năm. Điều này có nghĩa là, bạn nên cố gắng giới hạn chi tiêu của mình trong khoảng 75% thu nhập và không nên dùng tiền quá đà.
 
Nếu bạn có kế hoạch sử dụng thu nhập của mình đúng đắn, bạn có thể tiết kiệm đủ tiền để "tự do tài chính" trong tương lai mặc dù mức thu nhập chưa cao.
 

Khi lập gia đình

 
Khi có gia đình, chúng ta thường ở độ tuổi 30, 40. Lúc này, nhiệm vụ tiết kiệm thậm chí còn trở nên khó khăn hơn bởi bạn phải gánh vác thêm nhiều trách nhiệm. Ngoài việc sinh hoạt hàng ngày, thu nhập của bạn phải chi tiêu cho việc nuôi dạy các con, chi phí cho các trường hợp khẩn cấp...
 
Tuy nhiên, nhiệm vụ tiết kiệm sẽ đơn giản hơn nếu bạn biết cách đặt mục tiêu tiết kiệm tài chính đúng đắn. Thay vì đặt các mục tiêu tiết kiệm hàng năm, bạn có thể kéo dài thời gian hơn. Ví dụ, nếu thu nhập hàng năm của bạn là 50.000 USD, thay vì đặt mục tiêu tiết kiệm 10.000 USD trong một năm, bạn có thể kéo dài kế hoạch hơn: Mục tiêu tiết kiệm 100.000 USD trong 5 năm.
 
Chia nhỏ số tiền theo tháng và cam kết chuyển số tiền quy định vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng một cách đều đặn. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ sự trì hoãn và thực hiện kế hoạch tiết kiệm dễ dàng hơn.
 

Giai đoạn chuẩn bị cho thời gian hưu trí

 
Khi ở độ tuổi sắp nghỉ hưu, hầu hết mọi người đã có sự ổn định tài chính và có thể kiểm soát tốt việc tiết kiệm và đầu tư. Đây là lúc bạn đã có nhiều kinh nghiệm nên hoàn toàn có khả năng tránh được những sai lầm lớn về tiền bạc. Trong giai đoạn này, bạn nên kiểm kê các khoản tiết kiệm của mình và xem xét xem bạn có thể sử dụng chúng như thế nào cho kế hoạch nghỉ ngơi lâu dài. Nếu bạn có thể để dành bảo hiểm xã hội cho đến khi nghỉ hưu hẳn, bạn sẽ nhận được 100% quyền lợi.
 
Trải qua các giai đoạn tiết kiệm, đây là những điểm mấu chốt bạn phải chú ý:
 
- Hãy đảm bảo bạn đã giải quyết các khoản nợ trong thời gian thích hợp nhất.
 
- Luôn dự trữ một quỹ khẩn cấp cho các tình huống không mong muốn như thất nghiệp, đau ốm... Nếu bạn sử dụng quỹ khẩn cấp của mình, hãy đảm bảo phục hồi quỹ ngay sau khi bạn có thu nhập trở lại.
 
Tăng thu nhập và tiết kiệm tiền là một phần của kế hoạch tự do tài chính lâu dài. Nếu bạn có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm tiền, kế hoạch tự do tài chính của bạn sẽ không bao giờ thất bại.
 

Quy tắc tiết kiệm quan trọng ai cũng phải biết:

 
Tiết kiệm có vẻ là một điều khó khăn đối với nhiều người. Nhưng bạn không cần quá khắt khe với bản thân. Áp dụng những quy tắc dưới đây, bạn có thể vẫn tận hưởng cuộc sống khi tiết kiệm được một khoản cần thiết cho tương lai:
 
- Bạn không cần đặt ra một số tiền cụ thể phải tiết kiệm. Thay vào đó, bạn nên đưa ra một tỷ lệ phần trăm dựa trên tổng thu nhập hàng tháng.
 
- Đặt ra mục tiêu tiết kiệm theo tỷ lệ phần trăm giúp bạn điều chỉnh thu nhập và lợi nhuận tăng, giảm mà không ảnh hưởng đến cuộc sống.
 
- Khi thu nhập tăng lên, bạn không cần điều chỉnh số tiền dành cho sinh hoạt mà hãy tăng tỷ lệ tiền dành cho tiết kiệm một cách hợp lý hơn.
 
- Áp dụng nhiều hình thức tiết kiệm để tránh mất giá, lạm phát như mua vàng, trang sức quý, ngoại tệ...

Quảng cáo

Theo Cafef

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Từ vựng tiếng Hàn về màu sắc
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về một số từ vựng tiếng Hàn liên quan đến màu sắc nhé.

7 phẩm chất cần thiết giúp con người thay đổi số mệnh
Số mệnh của một người có tốt hay không, một phần là do thiên định, nhưng phần lớn là có thể dựa vào tu tâm dưỡng tính mà thay đổi.

13 bài học cuộc sống mà bạn phải biết khi còn 20
Ở tuổi 27, tôi không còn những sở thích như hồi 23, nhưng có những điều khi nhìn lại, tôi ước rằng giá như mình đã biết sớm hơn để cuộc sống thêm thuận lợi.

Có thể bạn cần

Tại sao cần phải học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân?

Tại sao cần phải học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân?

Bố tôi vừa mua một cái smartphone, hỏi tôi cách mở wifi, tôi nói mà ông mãi không hiểu, tôi nhắc lại ông vẫn nói là ông không biết. Lúc ấy tôi ức chế, gào lên: “Thôi, bố đừng hỏi nữa, con không biết đâu!” Không biết khi ấy bố tôi đau lòng như thế nào. Ngày nhỏ, khi tôi chưa biết thứ gì, bố tôi đã kiên nhẫn dạy tôi bước đi, dạy tôi học nói, dạy tôi ăn cơm... Giờ mỗi lần nghĩ lại đều thấy hối hận...

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ