Trên thế giới không có một cuộc tranh cãi nào có phần thắng
Cãi nhau, thứ mà tất cả những người trong cuộc nhận
được đều là sự
thua cuộc, không có người thắng mà chỉ có ai thua thảm hơn ai mà thôi.
Khi giữa chúng ta xảy ra
cãi vã, để nhanh chóng “hạ bệ” đối phương, chúng ta sẽ công kích đối phương trên phương diện
đạo đức. Và khi đó,
vấn đề không còn là “hai bên, ai đúng, ai sai” nữa mà đã nâng cấp thành một “trận chiến công kích về
nhân cách” và “trận chiến
bảo vệ nhân cách”.
Vì thế, khi cãi nhau đến một mức độ nhất định, chúng ta không còn cãi nhau để phân rõ ai đúng ai sai nữa mà
đơn giản chỉ để thắng, để hả hê. Chúng ta bị chính
cảm xúc của mình “dắt mũi”, và vì thế, cãi vã trở thành
quá trình chúng ta
đấu tranh với cảm xúc của bản thân.
Hay nói cách khác, kẻ thù thực sự khi chúng ta cãi nhau không phải là
đối thủ đối diện mà chính là cảm xúc của chúng ta.
Bản chất của cãi nhau chính là dùng
sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân. Vậy thì hà cớ gì phải
khổ sở mà tranh cãi?
Đôi khi, giữa người với người mà phát sinh
tranh luận, phần lớn là bởi quá
quan tâm tới cái nhìn của người khác. Tuy nhiên, người thông minh sẽ không bao giờ tham gia vào các cuộc tranh luận vô vị này. Đối với người thông minh, có những lời họ không bao giờ nói ra, tránh làm
tổn thương người khác; có những lý lẽ không bao giờ đem ra
so đo, tránh làm tổn thương cảm xúc, có những việc không tranh luận, tránh rước
họa vào thân.
Thế nên trong những trường hợp như thế này, việc
tốt nhất nên làm là
lùi một bước, phía sau là trời cao biển rộng.
Nhường nhịn nhiều hơn một chút, sẽ có thể tránh được những
hối hận và phiền toái không cần thiết. Tranh luận vô vị, tựa như hai người đổ rác vào nhau, khiến tinh thần hao tổn lại tổn thương
thân thể.