Những gia đình triệu phú là tập hợp những người “dám nghĩ dám làm”. Họ đã làm hết sức có thể để làm giàu và dùng tài năng để quản lý tiền bạc. Tất nhiên, sự giàu có không tự sinh ra mà nó được bồi đắp, nuôi dưỡng và duy trì qua thời gian.
1. Hãy suy nghĩ như một doanh nhân
Các triệu phú thường có tố chất kinh doanh thể hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Họ thường phá vỡ truyền thống, chấp nhận những hướng đi mới và sẵn sàng đương đầu với rủi ro.
Các doanh nhân luôn hiểu rằng, mọi quy luật đều không phải là bất biến và dĩ nhiên sự giàu có cũng vậy. Muốn
thành công trong bất cứ lĩnh vực gì, bạn phải tự học hỏi, thuê đúng những chuyên gia giỏi và tập trung vào mục tiêu quản lý tài chính. Bởi nếu làm ra tiền mà không giữ được tiền cũng là thất bại.
2. Luôn đặt câu hỏi
Bạn hãy tự hỏi bản thân rằng: Tôi có đủ tiền để sống theo ý muốn của mình không? Tôi có thể lường trước được những gì sẽ xảy ra với gia đình hoặc chính bản thân trong tương lai hay không? Tài sản mà tôi sở hữu có phải là mục tiêu mà tôi đang theo đuổi hay không? Tôi có đang bỏ lỡ điều gì không?
3. Định nghĩa thành công
Bạn nên dành
thời gian để định nghĩa một cách rõ ràng, cụ thể và thiết lập ưu tiên các mục tiêu mà bạn muốn đạt được, chẳng hạn như một
cuộc sống mà bạn ao ước hay giúp đỡ những người nghèo.
Điều này có vẻ nghe rất khuôn sáo, nhưng thực tế đã chứng minh những người biết đặt mục tiêu thường tiến lên nhanh hơn, quyết định sáng suốt hơn và có những thành quả tốt hơn so với người không đặt mục tiêu.
4. Lập kế hoạch
Hầu hết các chuyên gia đều đề cao việc lập một kế hoạch rõ ràng nếu như bạn thực sự muốn đạt được mục tiêu tài chính. Nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng “đề ra và lãng quên” không phải là một kế hoạch.
Những người giàu có luôn xây dựng kế hoạch thông minh, tập trung, linh động và thực tế. Theo thống kê, các triệu phú Mỹ dành ít nhất 15 tiếng mỗi tuần để nghĩ về việc lập kế hoạch của họ liên quan tới những mục tiêu họ đặt ra trong khi con số trung bình đối với toàn bộ người dân Mỹ là 9 tiếng.
5. Theo dõi dòng tiền
Kinh nghiệm thực tế của tôi cho thấy, cá nhân thường đánh giá việc chi tiêu của họ thấp hơn thực tế từ 25 - 50%. Do đó, họ cũng
tiết kiệm ít hơn họ nghĩ và ít hơn hẳn mức mà họ cần phải đạt được cho mục tiêu tương lai.
Điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền và vì thế, họ không được chuẩn bị đầy đủ cho các trường hợp khẩn cấp hoặc các việc cần huy động vốn. Điều quan trọng là ưu tiên khả năng thanh khoản và tự động hóa việc thanh toán hóa đơn và tiết kiệm. Bên cạnh đó, cần nắm rõ được thông tin cụ thể về dòng tiền và điều chỉnh kế họach của bạn để quản lý tài chính khôn ngoan hơn.
6. Đầu tư có mục đích
Những người kinh doanh thành công thường đa dạng hóa các khoản đầu tư, bên cạnh một danh mục đầu tư chính. Họ phân chia tài sản theo mục đích hoặc mục tiêu và đầu tư không phải chỉ để đánh bại những tiêu chuẩn độc đoán mà để đạt được những thành quả cụ thể, chẳng hạn như tăng thu nhập thêm 100.000 đô hay tích lũy được 2 triệu đô để đầu tư vào danh mục mới.
Danh mục đầu tư với những kết quả khác nhau cần phải được tạo ra cho mỗi mục tiêu, không có điểm chung dành cho mọi danh mục đầu tư khác nhau.
7. Đo lường thành công
Tất cả những kế hoạch mơ hồ sẽ không bao giờ giúp bạn kiếm được tiền hay quản lý tiền bạc, do đó, bạn cần đo lường được các mục tiêu. Bạn cần đặt câu hỏi rằng:
Cái tôi thực sự muốn là gì? Thành công của tôi được đo bằng khối tài sản lớn như thế nào và địa vị của tôi ra sao?
Khi bạn theo dõi quá trình tiến tới mục tiêu, bạn có thể xác định được những thách thức, thay đổi và nhìn thấy thành công nhanh hơn. Một khi đo lường được thành công, bạn sẽ đạt được thành công!
8. Nói về tiền bạc
Người giàu luôn nói về tiền bạc. Đây là một thực tế. Người giàu trông đợi về việc con cái họ phải đạt được thành công về mặt tài chính. Họ chủ động nói chuyện với con cái về những bài học quản lý tiền bạc, những sai lầm và thành công họ đã đạt được.
Người giàu không “giảng đạo” mà luôn tận dụng các cơ hội hàng ngày để truyền tải kiến thức họ có, đôi khi phải mất cả đời để truyền đạt những kinh nghiệm mà họ có. Kết quả là người giàu thường “cha truyền con nối”.
9. Tự đưa ra quyết định
Người giàu thường chủ động đưa ra các quyết định sau khi họ đã tính toán và cân nhắc mọi yếu tố tác động. Người giàu không phụ thuộc vào ý kiến hay sự cản trở của những người xung quanh bởi người giàu luôn “tin vào bản thân mình”.
10. Chơi với những người giàu
Như một lẽ dĩ nhiên, người giàu thường sống trong thế giới thượng lưu, nơi có những người giàu khác. Họ gặp nhau tại những bữa tiệc, họ kết bạn và truyền đạt những kinh nghiệm làm giàu cho nhau. Người giàu không ngừng học hỏi lẫn nhau.