Quan điểm rõ ràng
Ngay cả tại nơi
làm việc, bạn cũng cần tự tin khi trao đổi với
đồng nghiệp trong phòng ban, bộ phận, chứ chưa nói gì đến việc thảo luận với lãnh
đạo cấp trên và cấp cao, cũng như
giao tiếp với
khách hàng. Nguyên tắc đầu tiên
cho sự tự tin là phải rõ ràng về quan điểm, càng rõ ràng bao nhiêu thì người nghe sẽ càng dễ lĩnh hội quan điểm của bạn bấy nhiêu.
Tuy nhiên, điều đó không có
nghĩa là bạn cứ nhất định phải nói theo một kịch bản soạn sẵn, đặc biệt là khi
thuyết trình. Nếu bạn tin vào điều bạn nghĩ, hãy cứ nói ra, những ngại ngần và thiếu tự tin sẽ dễ dàng trôi đi luôn sau đó, vì bạn đã vượt qua được rào cản lớn nhất.
Sẵn sàng
Hãy thể hiện rõ cái "tôi" nếu những gì bạn nói là ý tưởng và quan điểm của bạn – đó sẽ là một "
bảo hiểm vô hình" cho những gì bạn nói, vì thẳng thắn thường được đính kèm với
ý thức trách nhiệm, điều mà các cấp lãnh đạo trông đợi. Đừng
sợ phản biện, hãy coi đó là
cơ hội để bạn tái khẳng định quan điểm.
Vì phản biện là điều thường gặp trong bất cứ cuộc thuyết trình nào nên bạn hãy sẵn sàng với việc
bảo vệ quan điểm của mình – nếu còn thấy nó đúng. Điều này giống như là phòng thủ trước cuộc tấn công, bạn cần phải có vũ khí. "Vũ khí" ở đây chính là những minh chứng và lý lẽ của bạn về quan điểm bạn nêu ra, hãy giữ vũ khí đó bên mình khi đối mặt với phản biện. Bạn cần thể hiện
niềm tin một cách kiên định, nhưng không phải là với
thái độ bảo thủ hay
phản ứng thái quá. Trước phản biện, cần nói
lời cảm ơn trước khi tung ra "vũ khí".
Con người vẫn cứ là
con người. Nếu bạn thuyết trình trước lãnh đạo cấp cao hơn, rất
có thể ý tưởng và quan điểm của bạn không được
lắng nghe một cách
nghiêm túc. Vậy thì trước tiên bạn phải tôn trọng ý tưởng và quan điểm của mình nếu muốn người khác cũng làm như vậy.
Mục tiêu, đường hướng, sức nặng của ngôn từ là cách bạn thể hiện điều đó. Một cách vô thức, mọi người thường e dè khi cần nói ra, đặc biệt là trước người có
quyền cao hơn, nhưng càng như vậy thì
nhà lãnh đạo càng không
đánh giá cao. Đừng để thái độ e dè đó kiểm soát bạn, đừng biến nó thành miếng băng dính khiến bạn không dám mở miệng.
Ngược lại, khi bạn cần nói trước người ở cấp thấp hơn, hãy thể hiện bằng thái độ
bình đẳng và tôn trọng, lắng nghe
cẩn trọng và nói
cảm ơn khi có thể. Đừng bao giờ
quên, lãnh đạo là
quá trình thành công nhờ công sức của người khác.
Gợi mở vấn đề
Diễn đạt ý tưởng của mình đòi hỏi sự tự tin, đặc biệt là khi bạn làm việc trong một đội ngũ không sẵn sàng lắng nghe bạn. Đôi khi đó không phải là vấn đề
cá nhân mà là
văn hóa của đội ngũ hoặc
công ty. Hãy nhìn đồng nghiệp xung quanh, có thể bạn sẽ nhận thấy cách họ
ăn mặc, nói năng,
suy nghĩ và
hành động, đều theo một kiểu giống nhau, điều đó có thể khiến bạn cảm thấy mình đang lạc lõng.
Tuy nhiên, hãy
nhớ rằng, những người đạt thành công lớn lao đều không tuân theo tính "nguyên trạng" như thế! Nhưng bạn cũng không nhất thiết phải chống lại văn hóa đội ngũ/công ty, bạn vẫn có thể hòa đồng trong khi vẫn không quên khẳng định
cái tôi cá nhân và hãy thể hiện quan điểm và ý tưởng. Đó là cách để bạn bước những bước cao hơn trong bậc thang
thăng tiến của công ty.
Một số bài viết hay bạn có thể muốn xem thêm: