Nếu bạn vẫn nghĩ rằng chỉ cần làm việc thật
chăm chỉ thì sẽ kiếm được tiền và thăng tiến nhanh, bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ sau bài viết này. Bởi có những người dốc toàn bộ
thời gian và công sức cho công việc nhưng lại không thu được kết quả gì.
Thực tế
cuộc sống luôn khác so với những gì chúng ta tưởng tượng. Do đó, bạn chỉ nên làm việc không quá 40 giờ một tuần và dành thời gian đi nghỉ hè hoặc du lịch thường xuyên.
Dưới đây là 6 lý do mà chăm chỉ quá sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn.
1. Sự chăm chỉ khiến sức khỏe của bạn bị giảm sút
Nếu bạn làm việc quá chăm chỉ hoặc dành quá nhiều thời gian ở văn phòng, bạn sẽ không có đủ thời gian và năng lượng để chăm sóc cho bản thân. Bạn không có thời gian để tập thể dục, ăn những thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể hay ngủ đủ giấc. Khi cả 3 yếu tố này ảnh hưởng đến sức khỏe này đều thiếu, bạn sẽ bắt đầu bị ốm.
Bên cạnh đó, dành quá nhiều thời gian cho công việc sẽ khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Áp lực trong một thời gian dài dẫn đến kiệt sức hoặc trầm cảm. Về lâu dài, không ai có thể duy trì một thời khóa biểu làm việc “điên cuồng” và bạn sẽ bị suy sụp trước khi chứng tỏ được năng lực với sếp.
2. Sự chăm chỉ sẽ làm giảm khả năng sáng tạo của bạn
Bạn cần có thời gian để nghỉ ngơi sau công việc và nạp lại năng lượng cho bản thân. Nếu lịch làm việc của bạn quá bận rộn đến mức bạn không có thời gian dành cho bất cứ thói quen hay sở thích nào, trí tưởng tượng của bạn cũng dần bị khô cạn.
Trong tác phẩm “The Art of Thought”, Graham Wallace đã mô tả quá trình sáng tạo của các nhà khoa học nổi tiếng. Ông phát hiện ra một bước quan trọng trong quá trình này là “ấp trứng” – nghĩa là khoảng thời gian để bạn nghỉ ngơi và suy nghĩ. Nếu bạn làm việc liên tục mà không có thời gian để “ấp trứng”, bạn sẽ không thể đưa ra bất cứ ý tưởng gì mới.
3. Sự chăm chỉ cho thấy bạn không biết cách làm việc thông minh
Chìa khóa
thành công trong sự nghiệp là bạn phải đưa ra được những lựa chọn thông minh nhất. Sự chăm chỉ chỉ dành cho những người ở thập niên 1980. Phụ thuộc vào thời gian làm việc để mang lại kết quả sẽ cho thấy bạn là người không thông minh trong xử lý công việc.
Làm việc thông minh là khi bạn biết tự tay xử lý những vấn đề thuộc về thế mạnh và chuyên môn của mình, đồng thời ủy quyền những việc còn lại cho người khác. Làm việc thông minh là khi bạn tận dụng hết óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo của mình, thay vì làm những công việc lặp đi lặp lại theo thói quen.
4. Làm việc chăm chỉ cho thấy bạn không biết phân quyền
Nếu bạn làm việc trong một nhóm và bạn có những người hỗ trợ, nhưng bạn lại tự mình làm việc 80 tiếng mỗi tuần trong khi các đồng nghiệp của bạn thì ngồi “phẩy tay” và về nhà sớm, bạn đang gặp vấn đề về
niềm tin với đồng nghiệp. Bạn cần phải biết cách phân quyền hợp lý hơn trong công việc.
Nếu tất cả mọi người trong nhóm đều phải làm việc 60 giờ mỗi tuần và gần như kiệt sức, bạn cần phải nói với ông chủ rằng đã đến lúc nên tuyển thêm người.
5. Làm việc chăm chỉ cho thấy bạn không biết đặt thứ tự ưu tiên
Đừng lo lắng về thời gian mà lao vào thực hiện các nhiệm vụ một cách ồ ạt. Đừng dành quá nhiều thời gian để trả lời mọi email mà bạn nhận được. Hãy chọn lọc những email quan trọng nhất để trả lời, sau đó tập trung vào những công việc ưu tiên khác.
Việc bạn thực hiện mọi nhiệm vụ cùng một thời điểm sẽ khiến năng suất lao động bị giảm. Và điều đó không giúp ích gì cho con đường thăng tiến của bạn cả.
6. Làm việc chăm chỉ cho thấy bạn không làm chủ được công việc
Nếu bạn cần hơn 80 giờ mỗi tuần để hoàn thành nhiệm vụ của mình, đây có thể là “điểm trừ” khi sếp đánh giá năng lực của bạn. Họ sẽ đặt câu hỏi tại sao cùng nhiệm vụ đó, đồng nghiệp của bạn chỉ cần làm 40 giờ mỗi tuần, còn bạn lại mất gấp đôi thời gian?
Ngoài ra, quá bận rộn cũng đồng nghĩa với việc bạn không thể nhận thêm các nhiệm vụ mới. Do đó, dù bạn có là nhân viên chăm chỉ và tận tâm đến đâu, sếp cũng không thể cân nhắc tăng lương hay thăng chức cho bạn được.