Nếu muốn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn tuyệt đối đừng từ bỏ 8 thói quen này nhé:
1. Hãy đi ngược với suy nghĩ thông thường
Hầu hết mọi người chi tiêu một số tiền, thanh toán hóa đơn của họ và
tiết kiệm những gì còn lại. Nhưng đây mới là suy nghĩ nên được áp dụng: Hãy tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính của bạn đầu tiên, thanh toán các hóa đơn và sau đó xem xét chi tiêu số tiền còn sót lại. Nếu có thể kiếm được 10 triệu trong một tháng, hãy chia nhỏ số tiền này thành các phần 500 nghìn, hoặc một số tiền nhỏ hơn nhưng phù hợp để trang trải cho
cuộc sống hằng ngày của bạn. Từ đó, hãy cố gắng kiềm chế thói quen vung tiền mạnh tay, xài nhỏ giọt nhưng hợp lý – Đừng đánh giá thấp sức mạnh của những cái nhỏ, bởi vì khi có thể để dành những khoản nhỏ, chúng sẽ từ từ tăng lên và tạo cho chúng ta thói quen để tiếp tục.
2. Lập mục tiêu
Để tiếp tục đi trên con đường tiết kiệm cho tương lai, các chuyên gia tài chính thường đề nghị có một kế hoạch năm năm , nơi bạn đề ra số tiền mình muốn đạt được trong 5 năm sau đó và những gì bạn cần để hoàn thành mục tiêu. Hãy luôn để những mục tiêu cụ thể này tồn tại trong tâm trí, nhắc nhở bản thân mỗi lần định chi tiêu cũng như giúp chúng ta tiết kiệm sống tiết kiệm hơn.
3. Sai khiến bộ não thay vì để bộ não sai khiến
Tại sao bạn lại sẵn sàng chi 3 triệu cho một chiếc ví hiệu hoặc một món đồ đắt tiền nhưng lại ngập ngừng khi bỏ ra chỉ 300 nghìn để đi khám bệnh hoặc mua thực phẩm? Lần tới, hãy định hình lại suy nghĩ hoặc đặt ra những giới hạn cho bản thân. Chẳng hạn, không chi tiêu nhiều hơn 600 nghìn vào việc nhậu nhẹt, hoặc nhiều hơn 900 nghìn cho một đôi giày – hay nhận thấy việc tự tìm ra những quy tắc phù hợp có vẻ như một nhiệm vụ quá sức, hãy bắt đầu với một cái gì đó đơn giản hơn như ăn uống bên ngoài chỉ hai lần một tuần, hoặc đừng lấy xe đẩy hàng khi vào siêu thị.
4. Sống như một triệu phú ẩn danh
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng, hình ảnh của một triệu phú gợi đến những biệt thự sắc màu rực rỡ và chiếc Bentley sáng bóng. Nhưng đa số họ lại không sống xa hoa như thế - đúng hơn, họ có xu hướng sống dưới “khả năng tiền bạc" của họ và làm lụng để tiết kiệm nhiều hơn là chi tiêu. Nói cách khác, những triệu phú thường không khoe khoang tiền của mình, theo tiến sĩ Thomas J. Stanley, đồng tác giả của "The Millionaire Next Door.
Lấy ví dụ với David Sapper từ Las Vegas, người sở hữu một doanh nghiệp xe hơi đã qua sử dụng hiện đang rất thành đạt, cùng với người vợ đang làm môi giới bất động – tổng thu nhập của cả hai lên đến $500,000 mỗi năm. Tuy nhiên, họ chỉ chi tiêu $ 2,500 mỗi tháng trên tất cả các hóa đơn từ ăn uống cho đến giải trí hay giáo dục. Bằng cách đặt cả thảy 90% thu nhập của mình vào danh mục tiết kiệm và đầu tư, Sapper nói rằng ông sẽ nghỉ hưu sớm.
Có một lần, LL Cool J đã phát biểu trên MTV như sau: "Tôi thuê một chiếc Honda Accord với giá 399 USD một tháng, trong khi những rapper khác đang phá sản".
5. Biết rõ tiền của mình
Tiết kiệm tiền là một việc tốt. Nhưng nếu bạn không biết chắc những gì sắp vào tài khoản ngân hàng của mình cùng những lần rút tiền trong tháng, mọi chuyện có thể sẽ dẫn đến một mớ hỗn độn. Có một sự thật là, hầu hết mọi người thường không theo dõi thu nhập và chi tiêu của mình, vì vậy, nếu chính bản thân còn không biết sẽ chi tiêu bao nhiêu cho ăn uống tháng này, làm thế nào chúng ta có thể thay đổi điều đó.
6. Thoát khỏi những khoản nợ
Mọi người đều có một số nợ tại một số thời điểm trong cuộc sống của mình. Có một hình thức vay nặng lãi “ẩn danh” mà rất nhiều người đang mắc phải ở thời điểm hiện tại: Nợ thẻ tín dụng, nơi mà mỗi người chúng ta đang phải trả lãi suất hàng tháng rất cao - thoát khỏi nó phải là ưu tiên số một. Bên cạnh đó, hãy xây dựng một quỹ tiết kiệm khẩn cấp cho những tình huống không mong đợi chực chờ ập đến trong cuộc sống. Số tiền tiết kiệm khẩn cấp này chính là bảo hiểm giúp cho chúng ta không rơi vào vướng mắc nợ nần với thẻ tín dụng thêm lần nữa. "
7. Tăng thu nhập
Có hai cách đơn giản nhất để gia tăng tài sản: Tiêu xài ít hơn hoặc tiết kiệm nhiều hơn – sau đó, hãy đầu tư phần còn lại. Thu nhập thường xuyên của bạn (tiền lương) sẽ không dẫn đến giá trị tài sản cao hơn vì lối sống lẫn chi phí phát sinh sẽ phát triển cùng với nó. Thay vào đó, hãy tìm kiếm cơ hội đầu tư, những nguồn thu nhập cho thuê, thu nhập bán thời gian,lẫn tài sản hưu trí - với sự giúp đỡ của một nhà kế hoạch tài chính - hoặc những cách khác để thu nhập đến với bạn.
8. Hãy xem xét ý kiến chuyên gia tư vấn
Ngay cả khi bạn đang hướng thói quen tiêu tiền của mình trở nên tốt hơn, hãy cố gắng tham khảo các kế hoạch tài chính từ các chuyên gia. Vì thông thường, chúng ta bị ảnh hưởng bởi quá nhiều cảm xúc trong việc đưa ra một quyết định về tiền bạc – và những chuyên gia tài chính; những người ngoài cuộc, sẽ có một cái nhìn chính xác lẫn chuyên nghiệp hơn là một kẻ trong cuộc đang bị chi phối bởi quá nhiều thứ như bạn.