Ở một thị trấn nọ có một cặp
vợ chồng rất
giàu có và họ đang
chuẩn bị tổ chức một bữa tiệc cuối năm thật lớn tại ngôi
nhà của mình. Hai
vợ chồng đến một siêu thị lớn để
mua sắm, nơi mà mọi thứ đều đắt đỏ và có giá cố định để không phải mặc cả. Họ muốn duy trì mức
sống tiêu chuẩn của mình và không bận
tâm đến việc phải chi trả bao nhiêu. Sau khi mua
được tất cả những thứ cần thiết, họ thuê một người công nhân khuân vác đến để chở những món đồ đó về nhà. Người công nhân nọ đã khá lớn tuổi, ông có một
cơ thể ốm yếu, quần áo đã có những vết sờn rách, có vẻ như ông ấy thậm chí còn không đáp ứng nổi
nhu cầu hàng ngày của mình.
Cặp vợ chồng hỏi người công nhân về mức phí để ông
vận chuyển đống hàng hóa kia về nhà họ. Người công nhân
già đưa ra mức giá là 20$, thấp hơn rất nhiều so với mức giá giao hàng tại nhà trên
thị trường. Tuy nhiên, cặp vợ chồng lại
tranh cãi và mặc cả với ông lão và cuối cùng được mức giá là 15$. Người công nhân khuân vác vì phải vật lộn với
cuộc sống để có một bữa
ăn,
do vậy ông cần bất cứ việc gì
có thể kiếm ra
tiền.
Cặp vợ chồng
giàu có rất
vui vẻ vì đã mặc cả được với người khuân vác
nghèo. Họ đưa ông 15$ và địa chỉ nhà rồi bỏ về trước. Một giờ trôi qua. Hai giờ trôi qua. Nhưng người công nhân nghèo vẫn chưa chở đống hàng đến.
Bà vợ
bắt đầu nổi giận và la hét với người chồng: “Tôi đã nói với ông rằng
không thể tin tưởng vào người
đàn ông đó, nhưng ông không bao giờ chịu nghe tôi! Người như vậy thậm chí còn không nuôi nổi bản thân một bữa, vậy mà ông lại đưa
cho ông ta tất cả những thứ chúng ta chuẩn bị cho bữa tiệc lớn. Tôi chắc chắn ông ta sẽ không giao hàng đến nhà chúng ta, ông ta sẽ biến
mất cùng với số hàng hóa đó. Chúng ta phải lập tức trở lại siêu thị để hỏi thăm và đến đồn cảnh sát để truy cáo ông ta”.
Sau đó cả hai vợ chồng đều quay trở lại siêu thị. Khi gần đến đó, họ trông thấy một người công nhân khuân vác khác. Họ dừng lại chỗ anh ta để hỏi thăm về ông lão nghèo kia. Rồi họ nhận ra người công nhân này đang chở hàng của họ trong chiếc
xe đẩy của anh ta. Bà vợ liền
giận dữ chất vấn: “Tên
trộm già kia đang
ở đâu? Đây là đồ của chúng tôi và ông ta phải chở chúng đến nhà chúng tôi.
Người nghèo các người chính là những tên trộm muốn trộm đồ của chúng tôi và mang đi bán phải không?”
Người khuân vác liền đáp trả: “Thưa bà, làm
ơn hãy
bình tĩnh một chút. Người công nhân già kia đã bị ốm từ tháng trước. Ông ấy thậm chí không còn đủ sức để kiếm được một bữa ăn duy nhất trong ngày. Ông ấy đang trên đường giao đồ cho bà, nhưng vì người yếu và
đói nên ông ấy không còn sức để đi tiếp được nữa. Trước khi ngã xuống, ông ấy đã đưa cho tôi 15$ và để lại những lời cuối cùng: ‘Tôi đã tạm ứng cho chuyến giao hàng này, anh hãy cầm lấy và làm ơn hãy gửi đến địa chỉ này’”.
“Thưa bà, ông ấy rất đói và nghèo, nhưng ông ấy là một người đàn ông
trung thực. Còn tôi đang trên đường để giúp ông ấy hoàn thành chuyến giao hàng cuối cùng của mình” – người khuân vác cho biết. Khi nghe những điều này, người chồng đã bật
khóc, còn bà vợ của ông ta chỉ cảm thấy
xấu hổ và không có
can đảm để nhìn vào mắt người chồng.
Trong cuộc sống, chúng ta thường hay có
thói quen giảng
đạo lý và có cái nhìn phiến diện về mọi
vấn đề. Chúng ta có thể dễ dàng
kết luận về một người chỉ bằng vẻ bề ngoài của họ và sau đó nghi ngờ
đạo đức của họ. Điều này hoàn toàn không tôn trọng họ. Hãy
học cách đặt mình vào vị
trí của người khác để
suy nghĩ thấu đáo hơn, hãy học cách tôn trọng người khác vì người biết tôn trọng người khác cũng sẽ có được
vận mệnh tốt đẹp, sẽ được người khác tôn trọng lại và
yêu quý.
Mạnh Tử đã từng giảng: “
Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”. Vậy nên tôn trọng người khác cũng chính là
tự tôn trọng mình.