Đời có 3 loại: Người trồng cây, người chủ vườn và người thiết kế

17/04/2018   2.432  3.62/5 trong 4 lượt 
Đời có 3 loại: Người trồng cây, người chủ vườn và người thiết kế
Con người hơn nhau ở tầm nhìn. Vậy nên, nếu nhất định phải phân giai cấp tầng lớp xã hội, người ta có thể chia thành: hạ lưu - "trồng cây", trung lưu - "chủ vườn", thượng lưu - "thiết kế vườn".


1.Người trồng cây

 
"Người trồng cây", hay nói cách khác, là người làm thuê.
 
Họ dành sự quan tâm đặc biệt đến bản thân công việc và các kỹ năng chuyên môn.
 
Đây là kiểu người phổ biến nhất trong xã hội, họ là những người công nhân, nhân viên, công chức… Họ kiếm sống bằng việc bán sức lao động và năng lực chuyên môn.
 
Họ luôn cần có một "khu vườn" để phát huy sở trường của bản thân, sau đó cố gắng thể hiện hết mình. Thế nhưng thời gian và sức khỏe của mỗi người thường không chênh lệch quá nhiều. Sẽ rất khó để kiểu người cần mẫn nhưng thiếu sáng tạo này nổi bật lên và tiến đến thành công. Trong quỹ thời gian và sức lực có hạn ấy, không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ là cách duy nhất để họ có thể đạt được nhiều thành tựu hơn.
 
Thực ra, cũng vẫn còn một thứ khác có khả năng nâng cao vị thế của họ trong xã hội: danh tiếng.
 
Cùng là kiếm tiền bằng diễn xuất, nhưng rõ ràng cát-xê của diễn viên nổi tiếng và diễn viên quần chúng khác nhau một trời một vực; cùng là bán một bản vẽ, nhưng hiển nhiên số tiền người ta bỏ ra cho nhà thiết kế nổi tiếng bao giờ cũng gấp nhiều lần nhà thiết kế nghiệp dư; cùng là một công bào chữa, nhưng sự thật là thù lao của luật sư thông thường chẳng thể bì nổi với luật sư danh tiếng...
 
Cho nên, ban đầu kiểu người này dựa vào năng lực để lập nghiệp, nhưng đến một giai đoạn nào đó, họ sẽ phải cần đến danh tiếng để phát triển. Có điều, danh tiếng lại không chỉ là vấn đề khả năng hay nỗ lực, nó phụ thuộc rất nhiều vào may mắn. Đây cũng chính là điều phiền não lớn nhất của họ.
 

2. Người chủ vườn

 
Mối quan tâm của nhóm người này không phải là làm sao trồng tốt một cái cây, mà là tìm ra một phương thức, một hình thức làm việc tối ưu để những "người làm vườn" mô phỏng theo, tạo ra hiệu quả tốt hơn. Họ để tâm nhiều hơn đến thời thế và xu hướng xã hội.
 
Chúng ta nên nhớ rằng, "phương thức" luôn cao hơn "kỹ năng" một bậc.
 
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, những người này còn phải trang bị đầy đủ cả về kiến thức, tầm nhìn, sự quyết đoán, sáng tạo, khả năng quan sát và nắm bắt các sản phẩm mới, lối đi mới, phương tiện mới, phương pháp cải cách tổ chức... Những người này thường là các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý...
 
Trên cơ sở hiểu biết về quản lý và có tài trong việc tìm ra cái mới, họ muốn tạo ra một tập thể, một công ty với phương thức làm việc hoàn toàn mới. Một "khu vườn" với phương thức nuôi trồng tối ưu mà họ tìm ra, sẽ tạo ra cơ hội cho vô số "người trồng cây".  
 
"Người chủ vườn" bắt buộc phải giỏi ba việc sau:
 
- Quan sát xu hướng xã hội: xu hướng xã hội biến đổi không ngừng, thuận thời thì sống, nghịch thời thì chết.
 
- Nắm vững cách sử dụng các phương tiện truyền thông.
 
- Nắm rõ các chính sách mới, làm việc tuân thủ pháp luật.
 
Thực ra bản chất của lập nghiệp chính là đi từ "trồng cây" đến "chủ vườn", tức là những người này sẽ không còn cần phải dựa vào "năng lực trồng cây" để đi kiếm tiền, mà là đứng ở vị trí cao hơn, dựa vào "khu vườn" để kiếm tiền.
 
Giá trị xã hội của "người chủ vườn" phụ thuộc vào hiệu suất chuyển động của xã hội, cũng chính vì thế mà "nghề chủ vườn" tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro. 
 
Nếu không thể tạo được cơ hội cho những "người trồng cây" cần mẫn, hoặc đưa ra cho họ đường lối chỉ đạo sai lầm, có nghĩa là phương thức mới mà bạn đưa ra không hề hiệu quả. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của rất nhiều doanh nghiệp.
 

3. Người thiết kế vườn

 
Họ là những người đứng sau tấm màn sân khấu, âm thầm nâng nhấc xếp đặt, thiết kế ra khu vườn đẹp nhất, đồng thời cũng "thiết kế" ra xu hướng của các khu vườn cùng thời. Nói một cách nôm na, hơn cả người hiểu biết sâu sắc về xã hội, họ chính là những người tạo ra hướng phát triển của xã hội.
 
Đơn giản hóa các vấn đề phức tạp, số lượng hóa các vấn đề đơn giản, trình tự hóa các vấn đề số lượng, hệ thống hóa các vấn đề trình tự, đây chính là tư duy logic cơ bản của những "cao nhân" này.
 
Thời kỳ chiến quốc, các quốc gia không ngừng tranh chấp, nhân dân lầm than cực khổ. Quỷ Cốc Tử, khi ấy đang ẩn cư ở một nơi núi cao rừng rậm, đã suy tính bước đường để đặt dấu chấm hết cho cả một thời kỳ chiến loạn.
 
Theo triết lí vạn vật đều có âm dương, ông dạy hai loại học trò: người học văn và người học võ. Trong đó văn có Tô Tần, Trương Nghi; võ có Bàng Quyên, Tôn Tẫn, để cho họ khống chế lẫn nhau.  
 
Bàn Cốc Tử đã bày một ván cờ rất lớn. Đầu tiên để Bàng Quyên xuống núi, giúp nước Ngụy xưng hùng xưng bá. Tiếp theo để Tôn Tẫn làm quân sư cho nước Tề, giúp kiềm chế nước Ngụy. Lúc này, nước Tề đã trở thành cường quốc, tạo nên thế giằng co với nước Tần mới phất lên.
 
Sau đó, Tô Tần bày kế "Hợp Tung", liên kết sáu nước từ Bắc tới Nam tạo thành thế bao vây nước Tần, khiến cho trong suốt 15 năm, nước Tần không dám ra khỏi Hàm Cốc quan. Cuối cùng Trương Nghi rời núi, Trương Nghi thi triển "Liên Hoành", sử dụng chính sách "viễn giao cận công" (xa kết đồng minh, gần thì tấn công), giúp nước Tần xưng hùng xưng bá.
 
Quỷ Cốc Tử chỉ ngồi trong rừng sâu núi thẳm nhưng lại có thể khống chế thiên hạ, các đệ tử của ông tung hoành ngang dọc giống như ông hạ từng nước cờ.
 
Người bày binh bố trận, tạo thế cục cũng giống như người thiết kế vườn, họ không cần xuất đầu lộ diện. Thậm chí họ còn ở một nơi không liên quan đến "khu vườn", không cần để ý đến ai được ai mất, thoải mái tự do với "bản thiết kế" của mình.
 

4. Tổng kết

 
Đây chính là ba kiểu người khác nhau trong xã hội, người trồng cây, người chủ vườn và người thiết kế, về bản chất, chính là sự thăng cấp từ năng lực – quản lý – tầm nhìn. Hay suy cho cùng, chính là sự phát triển về mặt nhận thức của một con người. Con người hơn nhau ở tầm nhìn. Người có con mắt nhìn xa trông rộng luôn có khả năng điều khiển người có tầm nhìn hạn hẹp.  
 
Cho nên, nếu nhất định phải phân giai cấp tầng lớp xã hội, tôi cho rằng nên chia thành: hạ lưu - "trồng cây", trung lưu - "chủ vườn", thượng lưu - "thiết kế vườn".
 
Người "trồng cây" luôn là những người làm công ăn lương, người làm thuê; "chủ vườn" là những người quản lý, những doanh nhân; còn người "thiết kế vườn" là những người phía sau các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, chúng ta gọi họ là cố vấn, tham mưu, quân sư.
 
Trong thời đại mà chúng ta đang sống, sự phân tầng xã hội ngày càng cố định, nhưng đồng thời, cơ hội "lội ngược dòng" cũng luôn luôn tiềm ẩn. Mỗi chúng ta đều là một biến số trong cái thời đại ấy, bạn có muốn, và sẵn sàng để thay đổi không?  

Quảng cáo

Theo Cafebiz

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Muốn biết một người giàu có bao nhiêu, hãy xem lúc cuối đời có mấy ai bên cạnh
Đời người giàu có không phải vì bạn có bao nhiêu tiền, có bao nhiêu đất đai, mà là bạn đã giúp đỡ được bao nhiêu người, có tầm ảnh hưởng đến bao nhiêu người, khi bạn lìa đời còn có bao nhiêu người thương tiếc…

Cơ hội đôi khi là chiếc bẫy ngăn ta tới thành công
Đừng dễ dàng tin vào các cơ hội vì đôi khi chúng đưa con người vào một vòng xoáy mà kể cả những người thông minh nhất cũng khó lòng thoát ra được.

Đừng bao giờ tranh cãi với kẻ bảo thủ
Dù muốn bảo vệ quan điểm của mình đến đâu thì cũng cần học cách tôn trọng ý kiến của những người xung quanh, bởi lẽ những điều ta tưởng là đúng đôi khi cũng chỉ là sự ngộ nhận của bản thân mà thôi!

Có thể bạn cần

44 cái Đừng

44 cái Đừng

Đừng đợi đến khi có thật nhiều thời gian rồi mói bắt đầu một công việc

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ