Nếu thế giới không có những người hướng nội… có thể sẽ không có thứ gọi là nghệ thuật

22/06/2016   3.543  4.62/5 trong 4 lượt 
Nếu thế giới không có những người hướng nội… có thể sẽ không có thứ gọi là nghệ thuật
Đó là nhận định của Telegraph về người hướng nội trong nghiên cứu mới đây về sự mệt mỏi trong giao tiếp xã hội.


Ngày nay, đa phần chúng ta thường nghĩ về người hướng nội và người hướng ngoại trong ngữ cảnh sau: Người hướng nội cuộn mình trên giường gọi pizza và suy nghĩ về những điều sâu sắc quan trọng, trong khi những người hướng ngoại cứ chạy loanh quanh, làm rối tung mọi thứ và van xin những người hướng nội ra ngoài cùng tiệc tùng với mình.
 
Có thể nói như vậy hơi quá, nhưng đã có một bài báo trên The Telegraph cho rằng “Nếu thế giới không có những người hướng nội… có thể sẽ không có thứ gọi là nghệ thuật”.
 
Tuy nhiên cần nhớ rằng không phải tất cả mọi người đều cảm thấy hứng thứ như nhau về tương tác xã hội. Và dường như tính hướng nội đôi khi bị lạm dụng như một cái cớ để ngụy biện cho những hành động được coi là nhạy cảm hoặc đầy trí tưởng tượng. Bạn có thể vừa nhạy cảm và vừa hướng nội, nhưng đó là hai nét tính cách hoàn toàn khác biệt.
 
Một nghiên cứu mới đã góp phần làm rõ những ý niệm vốn có về những người hướng nội – đó là sau khi tương tác với những người khác, họ cần có thời gian để “nạp lại” năng lượng, và đó là điều mà những người hướng ngoại khó có thể hiểu nổi.
 
Nghiên cứu này gồm 48 sinh viên tại các đại học ở Phần Lan, trong đó họ trả lời các bài khảo sát qua điện thoại về hành vi và cảm xúc của mình 5 lần 1 ngày trong 12 ngày. Sau 12 ngày, họ làm một bài trắc nghiệm về tính cách mà tâm lý học cho là làm nổi bật 5 nét tính cách: Loạn thần kinh, cởi mở, thân thiện, tận tâm và hướng ngoại.
 
Các nhà nghiên cứu nhận thấy các hành vi hướng ngoại khiến mọi người cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn trong giây lát, nhưng chúng lại khiến họ rất mệt mỏi khoảng 3 giờ sau đó. Hiện tượng này xảy ra bất kể họ được xếp vào nhóm người hướng nội hay hướng ngoại trong bài test về tính cách.
 
Điều này đưa đến kết luận: mọi người, cho dù có tính cách ra sao, cũng cần có thời gian để hồi phục sau khi tương tác xã hội. Điều này là hoàn toàn hợp lý, vì quá trình tương tác xã hội, trong đó bạn phải kiểm soát bản thân rất nhiều, tốn rất nhiều năng lượng.
 
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, đối với những người cảm thấy kiệt sức sau mỗi lần gặp gỡ người khác… họ cần phải biết rằng phản ứng của cơ thể như vậy là hoàn toàn bình thường (và không có nghĩa rằng họ là người hướng nội hay lười nhác gì cả).
 
Trong khi các nét tính cách cá nhân có thể xác định được hành vi của người sở hữu chúng, nhưng cũng có nhiều người đôi khi cư xử không đúng với tính cách của mình. Một người có tính cách dễ chịu đôi khi vẫn thấy mình cộc cằn thô lỗ và thiếu kiên nhẫn khi gặp phải một người mà họ rất ghét. Những người hướng ngoại có thể kiệm lời hơn ở công sở so với ở các bữa tiệc, và những người hướng nội cũng có những nhóm bạn nơi họ có thể nảy sinh ý muốn được là tâm điểm chú ý.
 
Scott Barry Kaufman đã giải thích trong bài viết của mình trên tạp chí Scientific American, không phải xu hướng muốn hòa nhập xã hội khiến bạn trở thành một người hướng ngoại – mà chính là động lực muốn giành được sự chú ý của mọi người (những người hướng nội ít có động lực như vậy hơn). Vì thế họ tỏ ra hăng hái và hào hứng hơn trong các mối quan hệ xã hội – nhưng như thế không có nghĩa là họ không cảm thấy mệt mỏi khi làm vậy.
 
Đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ, vì thế khó có thể khẳng định nhiều về vấn đề này, nhưng nó cũng hoàn toàn đồng thuận với các nghiên cứu khác khi cho thấy phải tỏ ra hướng ngoại là một hoạt động rất tốn sức, dù cho tính cách của bạn ra sao.
 
Vì thế chẳng có ai lúc nào cũng tỏ ra mình là một người hướng nội hoặc hướng ngoại đặc trưng. Và như nghiên cứu này đã chỉ ra, rất nhiều nét tính cách khác được cho là đặc trưng của những người hướng nội có thể chỉ là những đặc điểm thường thấy của tất cả mọi người.

Quảng cáo

Theo cafebiz

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Phương pháp tư duy sáng tạo của OMIZUMI KAG
Tư duy sáng tạo là gì, làm sao để sáng tạo trong công việc và cuộc sống thường nhật. Hôm nay sưu tầm được bài viết về phương pháp tư duy sáng tạo của OMIZUMI KAG khá hay, mời các bạn tham khảo.

10 cách xua đuổi cơn giận ra khỏi tâm trí của bạn
Khi bạn giận một ai đó, bạn thường làm gì? Hét toáng lên, đập đồ đạc xung quanh hay trút giận lên bất cứ ai gần đấy... Đó chỉ là những cách khiến bạn thiệt hại thêm mà thôi. Sau đây tôi xin liệt kê 10 cách xoa dịu cơn giận hữu hiệu nhất.

Người vợ thảo hiền tin chồng chỉ bằng một lý do rất đơn giản
Rất nhiều việc anh làm đều thất bại, thế nhưng người vợ không bao giờ than phiền, ngược lại còn động viên, khuyến khích. Anh hỏi vợ vì sao lại có lòng tin với anh như vậy, người vợ trả lời một câu rất đơn giản…

Có thể bạn cần

Ghi nhớ những thói quen này, bạn có thể thoát chết vào một ngày nào đó

Ghi nhớ những thói quen này, bạn có thể thoát chết vào một ngày nào đó

Vì cuộc sống luôn có những tai họa khó lường có thể ập đến bất cứ lúc nào, nên nếu tập cho mình những thói quen này, bạn có thể sẽ được cứu sống.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ