Những điều trường Harvard không dạy bạn

26/07/2017   2.705  4.17/5 trong 3 lượt 
Những điều trường Harvard không dạy bạn
Những người thực sự nguy hiểm trong công ty bạn không bao giờ để lại dấu vết tham vọng của mình.


Hầu hết mọi người đều e ngại trước những đồng sự có tham vọng quá rõ ràng, kiểu người luôn xác định sẽ đi tới đâu và làm thế nào để tới đó. Thực ra, nếu họ có tài năng đúng như bản thân họ tự đánh giá, họ có thể trở thành những đồng minh có giá trị. Bạn có thể nương nhờ bóng của họ và cùng thăng tiến. Hay tốt hơn nữa, bạn có thể noi theo những điểm mạnh của họ.
 
Những người thực sự nguy hiểm trong công ty bạn không bao giờ để lại dấu vết tham vọng của mình. Họ có một lịch trình bí mật mà bạn không biết, và có lẽ họ cũng không biết, trong đó ưu tiên cao nhất là lợi ích cá nhân. Họ tồn tại trong mọi tổ chức.
 
Bài phân tích dưới đây của tác giả Mark H. McCormack - một doanh nhân nổi tiếng thế giới - trong cuốn sách "Những Điều Trường Harvard Không Dạy Bạn" do Alphabooks phát hành sẽ chỉ ra 7 kiểu người nguy hiểm nhất trong công ty của bạn.
 

1. Kiểu "Tôi sẽ làm mọi việc cho bạn"

 
Anh ta đưa ra lời hứa mà nghĩ rằng bạn muốn nghe. Những anh ta không giữ được lời hứa. Anh ta nói có thể kết nối bạn với một khách hàng tiềm năng, và khi bạn gấp gáp chuẩn bị bài thuyết trình, anh ta lại nói lời xin lỗi vì không thực hiện được.
 
Chẳng có cách nào tránh được một lần cãi cọ với kiểu người này, nhưng sẽ không có lý do để có lần thứ 2.
 

2. Kiểu "Biết tuốt"

 
Có những dạng "từ điển di động" từng nhìn thấy mọi thứ ít nhất 1 lần. Đối với họ, chẳng có gì là mới. Họ như những sử gia của công ty. Nhưng họ có thể khiến bạn trở nên ngốc nghếch. Họ có trí óc nhanh như máy tính, sự tự tin của một nhà vô địch và trực giác của một con ốc sên.
 
Những cụm từ duy nhất không có trong vốn từ của họ là: "Tôi cần giúp đỡ", "Tôi sai rồi" và "Tôi không biết". Họ có rất nhiều thông tin nhưng nếu nhờ họ tư vấn, những tiền lệ họ chỉ ta sẽ khiến bạn lạc hướng.
 

3. Kiểu sếp "Tôi đồng ý"

 
Anh ta có một từ khuyến khích cho mọi đề xuất, vì anh ta không dập tắt sự sáng tạo. Cụm từ yêu thích của anh ta là "Tôi đồng ý" và "Hãy cũng phát triển nó. Không may là nó chỉ kết thúc tại đó. Anh ta đồng ý bừa bãi, vì vậy chẳng có ý nghĩa gì.
 
Làm theo sự khuyến khích của anh ta bạn sẽ lãng phí thời gian. Tập hồ sơ của bạn sẽ bị nhét chung với các dự án bị bỏ dở mà anh ta chỉ lờ mờ nhớ.
 

4. Kiểu ngồi lê đôi mách

 
Anh ta nhúng mũi vào mọi chuyện, anh ta lấy chuyện phiếm làm quà.Khi anh ta nói: "Tôi sẽ giữ được bí mật", anh ta không giữ được. Với mỗi thông tin soi mói được, anh ta cảm thấy bắt buộc phải chia sẻ bí mật cho một người nào khác.
 
Nếu anh ta sẵn sàng tiết lộ những lời thú nhận của một ai đó với bạn, liệu anh ta có nói gì về bạn cho họ biết hay không?
 

5. Kiểu ám ảnh

 
Các sếp yêu quý anh ta. Anh ta làm việc ngoài già, lao vào mọi chi tiết và đặt ra chỉ tiêu cao hơn cho bản thân. Tất nhiên, cho bản thân mình anh ấy thấy đơn giản. Anh ta bị ám ảnh bởi những tiểu tiết chẳng quan trọng gì.
 
Anh ta đếm mấy cái cặp giấy hay tính toán chi li mọi lúc, kiểu chuẩn bị kỹ càng cho một con tàu mặc dù nó chẳng đi đâu cả. Anh ta phát triển trong một môi trường quan liêu và thường trở thành sếp của bạn. Đó là lúc sự ám ảnh của anh ta trở thành sự ám ảnh của bạn đấy. Hãy cẩn thận nhé!
 

6. Cố tính tỏ ra thiếu khả năng

 
Anh ta trở nên vô cùng ích kỷ khi mọi thứ đang có lợi cho anh ta còn cho bạn thì chẳng thuận lợi gì cả. Anh ta là người không thể dùng máy pha cà phê hoặc máy photocopy (và rồi nhờ bạn giúp đỡ), là người đơn giản không học được cách sử dụng máy tính (làm chậm hệ thống của bạn).
 
Anh ta có mặt khi mọi thứ đã chắc chắn và vắng mặt khi nó chưa hoàn thành.
 

7.Thật sự thiếu khả năng

 
Tài năng duy nhất của anh ta là làm cho mình trúng tuyển. Tài năng thứ 2 của anh ta là làm cho bạn mù quãng nghe những lời đường mật. Anh ta ít khi bị phát hiện - cho đến khi đã quá trễ.
 
Những liệt kê trên đây của tác giả Mark H. McCormack chưa phải đầy đủ hết các kiểu đồng sự nguy hiểm.
 
Theo đánh giá của một số chuyên gia quản lý, 10% nhân sự trong công ty là những người gây rắc rối, 70% nhân sự là những nạn nhân ngây thơ của 10% kia. Còn lại, 20% là những người không bị những người nguy hiểm tác dộng. Một nửa của cuộc chiến đấu là xác định được những người này. Nửa còn lại là tránh xa họ.
 
Những nội dung này được trích từ cuốn sách "Những Điều Trường Harvard Không Dạy Bạn" của tác giả Mark H. McCormack, do Alphabooks phát hành.
 
Cuốn sách nằm trong series 3 cuốn ghi lại những điều ông đã thấy và chưa thấy khi trải nghiệm học tại trường kinh doanh Harvard (HBS) thông qua phong cách của một nhà báo lão luyện của tờ Telegraph danh tiếng. Sách đã được phát hành trên toàn quốc.

Quảng cáo

Theo Cafebiz

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

5 dấu hiệu bạn đã có nơi làm việc lý tưởng
Nếu bạn hỏi “Điều gì tạo nên một công ty tuyệt vời", câu trả lời của mỗi người sẽ khác nhau. Jacob Morgan - doanh nhân, diễn giả, tác giả của nhiều quyển sách bán chạy - đã có cơ hội phỏng vấn và làm việc với một số lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới để tìm ...

Không phải tiền, đây mới là những điều mọi nhân viên cần
Trả lương hậu hĩnh cho nhân viên, đó là điều quan trọng. Tuy nhiên, để có một công ty vững mạnh, các CEO cần lưu ý rằng 5 yếu tố sau phải tồn tại trong lòng công ty

 4 điều giúp bạn dễ dàng được tăng lương, lên chức
Nếu bạn cũng đang mong chờ một sự thay đổi lớn trong nấc thang sự nghiệp của mình, hãy xem danh sách dưới đây để đảm bảo rằng mình sẽ đạt được những gì mình muốn

Có thể bạn cần

Cái chết của Chu Du

Cái chết của Chu Du

Đọc Tam quốc, ai cũng biết đến nhân vật Chu Du vì ghen tỵ với Khổng Minh mà hộc máu chết ( theo truyện, không phải lịch sử). Đó là cái chết vì đố kỵ, mang đậm màu sắc của văn hoá Trung Hoa.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ