Những quy tắc và các bước để hoàn thiện một sơ đồ tư duy tốt nhất

27/03/2015   17.166  4.15/5 trong 265 lượt 
Những quy tắc và các bước để hoàn thiện một sơ đồ tư duy tốt nhất
So đồ tư duy hay Mindmap khi nhắc tới thì nhiều bạn đã biết, nhưng để ứng dụng hoặc làm sao vẽ được một sơ đồ tư duy tốt nhất thì nhiều bạn chưa làm được. Có rất nhiều trang web và sách hướng dẫn chúng ta vẽ sơ đồ tư duy, nhưng dường như nó quá phức tạp đối với người đọc, bạn thử xem các nguyên tắc sau và thực hiện từng bước 1 nhé!

Video Clip

Đầu tiên bạn xem clip Adam Khoo hướng dẫn vẽ một sơ đồ tư duy để chúng ta tự tưởng tượng ra cách vẽ trước, sau đó thì chúng ta cùng học các nguyên tắc và thực hành theo 5 bước.

Những quy tắc để thực hiện tốt một sơ đồ tư duy

Khi thực hiện một sơ đồ tư duy, các bạn nên tuân thủ theo những quy tắc sau :
 
- Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc các bạn dừng lại để suy nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo của các bạn bị ngăn lại. Bạn mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo. Do đó, các ý nên được triển khai một cách liên tục để duy trì sự liên kết
 
- Không cần tẩy xóa, sửa chữa.
 
- Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến đâu đi chăng nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đôi khi những ý nghĩ tưởng như điên rồ lại là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà bạn không ngờ được đó.
 
- Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên trái Sơ đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài)

- Dùng tối thiểu 3 màu để vẽ
 

5 Bước vẽ một sơ đồ tư duy

Đây là 5 bước cơ bản nhất, bạn hãy thực hiện theo với chủ đề mình tự chọn nhé!

Bước 1 : Xác định từ khóa

 
Mind Map được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word) nên nó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các bạn. Chỉ với những từ khóa là bạn đã có thể nắm bắt được hết nội dung của tất cả những điều mà bạn đang muốn ghi nhớ rồi. Vậy từ khóa là gì? Làm sao xác định được từ khóa trong một nội dung văn bản? Các bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây :
 
Đầu tiên, các bạn đọc đoạn văn bản hoàn chỉnh này :
 
“Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ não của con người có thể được chia ra làm hai phần. Phần não trái và phần não phải. Người ta cũng biết rằng não trái điều khiển phần bên phải của cơ thể, trong khi đó ngược lại, não phải điều khiển phần bên trái cơ thể. Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc não trái bị hư tổn sẽ gây ra nửa phần cơ thể bên phải bị tê liệt. Tương tự, nếu như não phải bị hư tổn sẽ khiến nửa phần cơ thể bên trái bị tê liệt”
 
Theo cách viết truyền thống và cách học như từ trước đến giờ thì các bạn sẽ phải học thuộc lòng đoạn văn đó hoặc đọc đi đọc lại để nhớ được hết thông tin mà nó truyền đạt. Tuy nhiên, trong đó có rất nhiều từ không cần thiết, nếu bạn loại bỏ những từ đó đi và chỉ đọc từ khóa thôi thì bạn cũng dễ dàng nắm được ý chính mà tiết kiệm được thời gian hơn nhiều. Để chứng minh cho điều đó, các bạn thử đọc 2 đoạn văn dưới đây :
 
“… não người chia hai phần … não trái não phải … não trái điều khiển bên phải cơ thể … não phải điều khiển bên trái cơ thể … não trái hư tổn, cơ thể bên phải tê liệt … não phải hư tổn, cơ thể bên trái tê liệt …”
 
“Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ … của con … có thể được … ra làm … Phần … và phần … Người ta cũng biết rằng … phần … của …, trong khi đó, ngược lại, … phần … Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc … bị … sẽ gây ra nửa … bị … Tương tự, nếu như … bị … sẽ khiến nửa phần … bị …”
 
 
Sau khi đọc xong 2 đoạn văn, chắc chắn bạn nhận ra rằng đoạn văn thứ 1 tuy ít từ ngữ hơn nhưng ta vẫn nắm được toàn bộ thông tin, còn đoạn văn ở dưới chứa hầu hết các từ ngữ trong đoạn văn gốc thì lại chẳng mang đến cho chúng ta một thông tin bổ ích nào.
 
Do đó, bước đầu tiên các bạn nên tự tập cho mình thói quen chỉ chú ý đến từ khóa, ghi nhớ từ khóa là đủ để chúng ta nắm bắt được toàn bộ nội dung cần truyền đạt. Ngoài ra, từ khóa là một yếu tố không thể thiếu của Mind Map, bạn sẽ phải dùng những từ khóa đó để lập nên Mind Map cho chính mình.
 

Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm

- Bước này các bạn sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho bạn sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp bạn có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.
 
- Bạn cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó.
 
- Bạn có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà bạn thích, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
 
- Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề.
 

Bước 3 :Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)

 
- Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật
 
- Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm
 
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.
  • Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …

    Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …

    - Ở bước này, các bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết.

    - Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho mind map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn

    - Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng

    - Bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể.

    - Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.

  • Bước 5 : Thêm các hình ảnh minh họa

    Bước 5 : Thêm các hình ảnh minh họaBước 5 : Thêm các hình ảnh minh họa

    Ở bước này, các bạn nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.

Bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn vẽ đơn giản hơn như sau: 4 bước vẽ sơ đồ tư duy đơn giản và nhanh chóng nhất

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Tony Tèo

Tony Tèo

Sống hết mình với đam mê cuồng cháy


Là thành viên từ ngày: 20/02/2014, đã có 0 bài viết
Website: https://antruacungtony.com

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

4 bước vẽ Sơ Đồ Tư Duy đơn giản và nhanh chóng nhất
Sơ đồ tư duy (thường gọi là Mindmap) là một phát minh vĩ đại của Tony Buzan. Thực ra ông không phải là người thực sự phát minh ra Sơ đồ tư duy. Ông chỉ là người phát triển kĩ thuật này và mang nó tiếp cận đến mọi ngóc ngách của cuộc sống nhằm gia tăng năng suất làm ...

Sơ đồ tư duy và ứng dụng Sơ đồ tư duy trong cuộc sống
Sơ đồ tư duy hay Mindmap thì chắc mọi người đã từng nghe nhiều rồi, nhưng để hiểu về nó và ứng dụng nó thì chúng ta cùng theo dõi bài viết sau nhé.

Rèn luyện khả năng tập trung
Bạn đang có công việc chuẩn bị "deadline" nhưng không thể tập trung được? Bạn cảm thấy làm việc không hiệu quả vì luôn bị gián đoạn?

Có thể bạn cần

5 kiểu người mà cổ nhân khuyên tuyệt đối không kết tình thâm giao

5 kiểu người mà cổ nhân khuyên tuyệt đối không kết tình thâm giao

Trên đường đời, chắc hẳn, bạn sẽ gặp gỡ được rất nhiều ngườì. Người xưa nói rằng, có một ít cần thân thiết, một số nên xã giao nhưng cũng có một vài người phải tránh xa tuyệt đối.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ