Vấn đề nằm ở
chất lượng giấc ngủ chứ không phải là số lượng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, vậy nên ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã ngủ rất
tốt mà vẫn cảm thấy mệt mỏi cả ngày thì có
khả năng là bạn không hề "
ngủ ngon" như mình nghĩ.
Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng tới
chất lượng cuộc sống. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi có thể giảm đáng kể chất lượng sống, khiến ta
không thể tận hưởng những
khoảnh khắc trong ngày, dẫn tới
cảm xúc thay đổi thất thường hoặc dễ cáu gắt. Nếu bạn đang băn khoăn tại sao mình luôn cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc thì một số lý
do dưới đây có thể lý giải tình trạng đó.
Chúng ta dành nhiều thời gian
cho công việc và điều đó có
nghĩa là bạn dành 8 tiếng mỗi ngày
ngồi bên bàn làm việc.
Lối sống này có thể ảnh hưởng tới cả
cơ thể và
tâm trí theo nhiều cách mà chúng ta không ngờ đến. Nó không chỉ khiến bạn
tăng cân, nó còn gây ra trạng thái mệt mỏi và thiếu năng lượng. Và chính điều này cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ bởi cơ thể không sản sinh đủ năng lượng để mang lại giấc ngủ tốt nhất.
Có thể bạn nghĩ thực hiện các bài tập theo lịch trình hàng ngày chỉ khiến mình mệt mỏi thêm nhưng thực ra thì
tập thể dục khiến cơ thể sảng khoái hơn và từ đó cũng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dù là tập vào
buổi sáng, trong giờ
nghỉ trưa hay vào buổi chiều, một lịch trình tập hàng ngày sẽ giúp gia tăng
nhu cầu có 1 giấc ngủ
hiệu quả và tự nhiên nhất cho giấc ngủ.
Trong ngày, hãy đảm bảo bạn thường xuyên
đi bộ ngắn để chia nhỏ thời gian phải ngồi. Cơ thể
di chuyển nhiều hơn sẽ gia tăng
cơ hội cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Thiếu nước
Bạn uống bao nhiêu nước một ngày? Thiếu nước đóng vai trò rất lớn trong việc khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Nhiều người không
ý thức được họ đã uống ít nước ra sao bởi họ hay sử dụng các loại đồ uống có đường hay caffeince - những loại đồ uống không mang lại ích
lợi như nước.
Mất nước gây ảnh hưởng rất
xấu tới cơ thể.
Các cơ quan hoạt động không hiệu
quả do tim
vận chuyển oxi chậm hơn, dẫn tới mỏi mệt và kiệt sức. Hãy đảm bảo bạn uống từ 8 tới 10 ly nước mỗi ngày và tránh những đồ uống có đường bởi chúng dẫn tới việc tiêu tốn năng lượng 1 cách không cần thiết.
85%
não bộ được cấu thành từ nước nên việc duy trì lượng nước đầy đủ sẽ giúp tối đa hóa chất lượng giấc ngủ. Tăng lượng nước hấp thụ mỗi ngày sẽ giúp kéo dài mức năng lượng trong ngày, cho phép não làm việc trong trạng thái tốt nhất vào buổi tối và tình trạng mỏi mệt cũng sẽ giảm.
Thực đơn
ăn uống nghèo nàn cũng ảnh hưởng tới trạng thái của bạn trong ngày. Nếu bạn sử dụng quá nhiều
thực phẩm nhiều chất béo hay có hàm lượng carb cao thì chúng có thể khiến bạn mệt mỏi hơn
bình thường.
Một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng sẽ có ảnh hưởng lớn tới cơ thể ,trí óc, và việc sử dụng
dinh dưỡng cũng là
bí quyết đẩy
lùi cảm giác mỏi mệt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn uống có ảnh hưởng quan trọng tới thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Vì thế hãy xem xét vấn đề này nếu bạn thường thấy mệt mỏi.
Có nhiều loại thực phẩm chứa nguồn năng lượng cao, bao gồm các loại thịt đỏ nhiều sắt,
ngũ cốc, các loại hạt,
rau xanh và hoa quả sấy khô. Điều quan trọng là làm sao bạn có được thực đơn dinh dưỡng đa dạng, ít đường, nhiều chất xơ và
giàu chất dinh dưỡng.
Bữa sáng lành mạnh để
bắt đầu ngày mới cũng là bí quyết chống lại sự mệt mỏi. Bỏ bữa
ăn sáng nghĩa là cơ thể phải trải qua cảm giác
đói trong khoảng thời gian dài dẫn đến cơ thể phải sử dụng đến nguồn năng lượng dự trữ nhanh hơn.
Vậy nên hãy dành thời gian cho 1 bữa sáng giàu năng lượng với trứng, cháo,
bánh mì nguyên cám hay các loại ngũ cốc không đường. Ăn làm nhiều bữa trong ngày cũng giúp ngăn chặn việc tiêu tốn năng lượng, vậy nên ăn uống là rất quan trọng trong việc duy trì năng lượng cần thiết ở mức tối ưu nhất.
Một
nguyên nhân khác khiến bạn cảm thấy mệt mỏi có thể là do bạn bị trầm cảm hoặc căng thẳng. Nhiều khi chúng ta không nhận ra rằng mình đang gặp phải vấn đề này mà chỉ thấy được những dấu hiệu của nó như cảm giác mỏi mệt, thiếu
cảm hứng và không có
động lực.
Có lẽ bạn cũng nên
cân nhắc xem có điều gì sâu xa khiến bạn cảm thấy như vậy. Có điều gì khiến bạn căng thẳng hơn bạn nghĩ? Bạn có cảm thấy
chán nản hay xúc động vì chuyện gì? Những cảm xúc này là hoàn toàn
bình thường nhưng nếu chúng kéo dài thì bạn nên nghĩ tới việc
nói chuyện với ai đó.
Tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm căng thẳng và trầm cảm cũng như là biện pháp hay để
thư giãn. Điều quan trọng là hãy
quan tâm tới cả
tâm hồn và cơ thể mình bởi những căng thẳng trong cảm xúc có thể ảnh hưởng tới cả hai.
Mất cân bằng lượng đường trong máu
Do ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng, tình trạng mất cân bằng lượng đường trong máu có thể dẫn tới thiếu năng lượng. Nếu bạn sử dụng nhiều thực phẩm đã qua chế biến hay thực phẩm có hàm lượng đường cao thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn. Nếu đây là nguyên nhân thì bạn cần giảm lượng đường tiêu thụ để cân bằng lượng đường trong máu. Điều này có nghĩa là giảm đường tinh trong chế độ ăn - đường từ hoa quả lành mạnh hơn nên không cần phải tránh. Nhưng nếu thấy mình có
xu hướng thích ăn đồ ngọt thì nên xem xét tạm ngừng sử dụng đường 1 thời gian xem có gì
khác biệt ngay không.
Các vấn đề bệnh lý
Nếu bạn cho rằng chế độ ăn của mình là lành mạnh, bạn đã uống đủ nước, không gặp vấn đề căng thẳng nào và vẫn thường xuyên tập thể dục mà vẫn cảm thấy mệt mỏi thì có lẽ vấn đề nằm ở tình trạng
sức khỏe của bạn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mệt mỏi như chứng thiếu máu - các tế bào máu gặp
khó khăn trong việc tạo hồng cầu (
chịu trách nhiệm vận chuyển oxi trong cơ thể). Một số vấn đề khác có thể là chứng mệt mỏi kinh niên, rối loạn hô hấp trong khi ngủ, các bệnh về tuyến giáp, viêm tuyến bạch cầu và nhiều bệnh lý khác. Bạn không thể tự mình chuẩn đoán mà nên đi khám
bác sĩ và đề cập tới những
nỗi lo của mình.
Vậy nên hãy
nhớ rằng cho dù bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày thì chất lượng giấc ngủ mới là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu mệt mỏi. Thay đổi lối sống có thể mang lại nhiều
lợi ích tuyệt vời, vậy nên hãy cố gắng thực hiện những thay đổi nhỏ và xem sự khác biệt mà chúng mang lại.