1. Cải thiện và duy trì phong độ của bạn
Đa phần chúng ta đều tập trung vào việc làm thế nào để đạt được thật “nhiều cái nhất” - chạy nhanh nhất, ghi được điểm cao nhất, có nhiều khách hàng nhất. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Stan Beecham, sẽ khôn ngoan hơn nếu chúng ta thay đổi sự tập trung của mình.
Cụ thể, hãy tập trung cải thiện “mức độ trung bình” của bạn và cố gắng tăng trưởng nó mỗi ngày. Chẳng hạn, thay vì nỗ lực để một ngày viết được 5 bài báo và những ngày còn lại không viết được bài nào hay chỉ viết được 1,2 bài thì hãy kiên trì viết mỗi ngày và nỗ lực để cải thiện khả năng của bạn. Tuần này viết được 3 bài, tuần sau sẽ tăng lên 5 bài và tuần sau nữa là 8 bài.
Đừng bao giờ đánh đổi để nhận lấy “một phút huy hoàng rồi chợt tắt” mà nên tập trung cải thiện và duy trì phong độ từ ngày này sang ngày khác.
Cách tư duy này sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều.
2. Học cách sử dụng “các nút chặn thời gian”
Tối thiểu hóa sự phân tán bằng cách toàn tâm toàn ý dồn sức cho các dự án quan trọng và chỉ có tối đa một nhiệm vụ.
Chẳng hạn, đặt ra giới hạn 1 giờ để viết một bài báo, nửa giờ để giải quyết vấn đề gia đình và hai giờ tiếp theo để xử lý công việc. Nhờ đó, bạn có thể tập trung hoàn toàn vào công việc hiện tại mà không bị ảnh hưởng quá nhiều.
3. Kỹ thuật Pomodoro (quả cà chua)
Phương pháp Pomodoro (quả cà chua) phù hợp với những nhà phát triển, thiết kế hay bất cứ ai đang làm việc trong lĩnh vực sáng tạo: người viết sách, biên tập viên, kỹ sư phần mềm, lập trình game, ứng dụng, copywriter, nhân viên nội dung, viết kịch bản, phóng sự, nhà báo...
Các bước để thực hiện phương pháp Pomodoro:
Bước 1: Chọn công việc mình sẽ làm.
Bước 2: Đặt thời gian, thông thường là 25 phút.
Bước 3: Làm việc cho đến khi hết 25 phút
Bước 4: Nghỉ giải lao 5 phút.
Bước 5: Sau 4 lần nghỉ giải lao trên thì nghỉ dài hơn với 10 phút (hoặc 15 - 30 phút tùy công việc và sức của mỗi người).
4. Xây dựng hệ thống ưu tiên
Một danh sách dài những việc phải làm có thể khiến bạn bị choáng ngợp và sợ hãi. Điều này đặc biệt đúng khi bạn không thể loại bỏ bất kỳ đầu việc nào ra khỏi to-do list vì cảm thấy rằng cái nào cũng quan trọng. Vì lý do này, đặt ra các ưu tiên thực sự rất cần thiết.
Cụ thể, khi lập to-do list, hãy xác định xem công việc nào là quan trọng nhất, khẩn cấp nhấtt và có lợi ích lâu dài. Cái nào thực sự cần phải làm ngay và cái nào có thể trì hoãn. Một khi làm được như vậy, bạn sẽ biết mình nên bắt đầu từ đâu và có động lực hơn để hoàn thành hết tất cả các nhiệm vụ.
Tham khảo phương pháp
quản lý thời gian theo Ma trận Eisenhower để biết thêm chi tiết.
5. Sử dụng audiobook
Nghe audiobook giúp bạn
tiết kiệm rất nhiều thời gian. Bởi vì, thay vì cầm cuốn sách và đọc ngấu nghiến thì giờ đây, bạn vừa có thể nghe vừa có thể làm việc khác, chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa hay nấu nướng.
6. Học cách thiền
Thiền đã được chứng minh là có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể, tâm trí và tâm hồn. Thiền thậm chí còn thay đổi cả các cấu trúc sinh lý trong não theo cách có thể giúp chúng ta tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống.Thế nên, từ bây giờ, hãy đưa thiền vào
cuộc sống thường ngày của bạn nhé.
7. Phát triển hệ thống lập kế hoạch cá nhân
Đôi khi, muốn tiết kiệm vài giờ mỗi ngày để chăm sóc bản thân không hề khó, đó chỉ là vấn đề liên quan đến tổ chức.
Rất nhiều người không hề nhận ra giá trị của một kế hoạch làm việc hay lịch trình được thiết lập kỹ lưỡng. Tuy nhiên, đừng “mượn” kế hoạch của người khác mà hãy xây dựng một cái cho riêng mình, phù hợp với cả nhu cầu lẫn mong muốn của bạn.
Bạn có thể dành 5 phút mỗi ngày để lập kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và duy trì cho đến khi nào nó trở thành thói quen không thể bỏ của bạn.