Bí quyết giúp đồng nghiệp giảm stress

28/09/2015   3.893  5/5 trong 1 lượt 
Bí quyết giúp đồng nghiệp giảm stress
Stress đôi khi lại là "kẻ phá đám" trong quá trình làm việc nhóm. Vậy bạn cần làm gì khi một thành viên trong nhóm bị stress để đảm bảo công việc của nhóm không bị ảnh hưởng?

Áp lực công việc (stress) là một vấn đề đáng nói đối với ít nhất 1/4 số người đang đi làm. Đối với nhân viên văn phòng, tỷ lệ trên đã tăng gấp đôi lên mức đáng báo động, gần 50%.
 
Điều này có nghĩa một những đồng nghiệp của bạn đang phải chịu những áp lực ghê gớm từ công việc hiện tại. Ở khía cạnh nào đó, điều này chắc chắn sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến bạn. Vậy, bạn cần phải làm gì?
 
Bạn có thể lờ đi cơn stress của đồng nghiệp, nhưng đó không phải là lựa chọn tốt. Nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể đóng vai trò tích cực hơn trong việc giúp đồng nghiệp kiểm soát stress.
 
Trước tiên cần biết, mặc dù stress không phải bệnh truyền nhiễm nhưng trên thực tế, nó có thể lây lan. Nguyên nhân là do não bộ của chúng ta có khả năng bắt sóng trạng thái cảm xúc những người xung quanh. Ví dụ, ngồi đối diện một người đang lo lắng thường làm cho bạn cảm thấy khó chịu - đó là cách não bộ hoạt động.
 
Trước khi tiếp xúc với đồng nghiệp đó, hãy tự nhắc nhở cơn stress không phải của bạn. Nhận thức được điều này sẽ giúp bảo vệ bạn không bị ảnh hưởng stress từ người khác. Về cơ bản, có 3 cách bạn có thể làm để giúp đồng nghiệp thoát stress:
 

1. Giảm cảm giác cô lập của họ bằng cách lắng nghe và cảm thông

Nói cách khác, hãy thử bày tỏ sự tử tế theo cách thông thường. Khi đối thoại với một người đang chịu nhiều áp lực công việc, bạn nên cư xử nhẹ nhàng với thái độ phù hợp, tập trung vào lắng nghe cảm giác của đối phương.
 
Trước hết, hãy để họ biết bạn đã nhận ra trạng thái tinh thần hiện tại của họ. Đối với một số người, chỉ cần biết rằng có người khác quan tâm đến cảm xúc của mình là đủ để họ định tâm trở lại.
 
Nếu như người đó thừa nhận rằng đang bị quá tải, lo lắng hoặc bế tắc, hãy bắt đầu bằng cách lặp lại nội dung vừa nghe: “Tôi biết hiện giờ anh/chị đang có nhiều thứ phải lo". Mục tiêu không phải là bác bỏ hay khẳng định stress, chỉ đơn thuần làm cho người kia cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu. Không có bước này, mọi nỗ lực giúp người khác giảm stress trở nên giả tạo và xu nịnh.
 

2. Tìm hiểu gốc rễ vấn đề

Một khi bạn đã hiểu được nguyên nhân gây stress, hãy trở thành người tư vấn để đồng nghiệp hiểu được nguyên nhân này. Rõ ràng là nguyên nhân gây stress sẽ quyết định người bị stress cần được giúp như thế nào.
 
3 nguyên nhân thường gặp là: quá nhiều việc, không chắc chắn cách thức làm việc và xung đột nội tâm. Một khi nắm được nguồn cơn, bạn mới có thể chỉ đường để họ vượt qua.
 

3. Gợi ý một vài cách thức giảm thiểu tác động của stress

Nếu đồng nghiệp cảm thấy stress vì có quá nhiều vấn đề phát sinh trong công việc, hãy giúp họ ưu tiên những việc quan trọng và tập trung vào một hoặc hai việc chính. Hãy giúp họ ghi chú ra các bước thực hiện cụ thể. Chỉ riêng việc này thôi cũng có thể giúp đồng nghiệp của bạn cảm thấy bớt bế tác và quay trở lại với tiến độ công việc bình thường.
 
Đối với một số người thiếu tự tin, hãy thảo luận với họ về các công việc và cách thức hoàn thành. Ủng hộ các ý tưởng hay và giúp họ đưa ra những chiến lược cho những phần khó khăn. Mục đích của vieejc này là giúp cho đồng nghiệp của bạn tạo ra một lịch trình làm việc hợp lý.
 
Nếu như nguyên nhân của stress xuất phát từ chính bản thân họ, sự giúp đỡ từ bên ngoài rất hữu ích. Có thể hỏi về cảm nhận của người bị stress về khó khăn trong việc giải quyết vấn đề và gỡ rối cho họ. Nếu như họ bị stress do cách đối xử không tốt của người thứ ba, hãy giúp họ nhìn nhận lại hoàn cảnh theo hướng khác chẳng hạn.
 
Không cần quan tâm bản chất của cơn stress là gì, chiến thuật lúc nào cũng gồm 3 bước: giúp người bị stress hồi tưởng và nhận định lại tình huống theo cách tích cực hơn, chia nhỏ vấn đề và giúp họ hình thành một kế hoạch hành động.
 
Trong một số trường hợp, bạn không thể loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây ra stress. Nếu vậy, hãy cố gắng giảm mức độ tác động từ stress. Những cử chỉ nhỏ đôi khi có tác động to lớn, như mua giúp một ít thức ăn vặt, cho họ một đoạn phim hoạt hình ngắn... Những việc này tự nó không làm giảm mức độ của áp lực nhưng giúp tăng khả năng hồi phục tinh thần của người bị stress và do đó làm cho áp lực dễ dàng bị khống chế hơn.

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

12 cách khôn ngoan nhất để trở thành người hạnh phúc
Hạnh phúc không phụ thuộc vào chuyện bạn là ai hay bạn có tài sản gì. Hạnh phúc chỉ phụ thuộc duy nhất vào thái độ của bạn. Vậy nên giữ tâm thái như thế nào để luôn ngập tràn niềm vui?

Thực phẩm “vàng” cho dân văn phòng
Sử dụng máy vi tính thường xuyên, hoạt động trí óc nhiều, đi lại ít, dân công sở đang đối mặt với khá nhiều vấn đề của sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn “kéo lại” phần nào.

Bạn có sống theo kiểu "chỉ chờ tới cuối tuần"?
Việc mong mỏi tới cuối tuần để được nghỉ ngơi là điều hoàn toàn bình thường, nhưng nếu ‘cuối tuần’ trở thành mọi mục đích và cái cớ trong cuộc sống của bạn thì liệu có ổn không?

Có thể bạn cần

Những nhà lãnh đạo giỏi làm gì với cơn giận của mình?

Những nhà lãnh đạo giỏi làm gì với cơn giận của mình?

Họ không đổ lỗi cơn giận của mình cho người khác hay cho hoàn cảnh. Mọi nhà lãnh đạo đều có lúc giận dữ. Những nhà lãnh đạo giỏi dùng cơn giận của họ để trở nên một nhà lãnh đạo giỏi hơn.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ