Cách hướng tới cuộc sống giàu sang mà không cần quá keo kiệt

31/08/2018   2.105  5/5 trong 1 lượt 
Cách hướng tới cuộc sống giàu sang mà không cần quá keo kiệt
Tiết kiệm khôn ngoan là khi bạn đã dành một khoản tích lũy riêng mà vẫn có thể tận hưởng cuộc sống, không cần quá nghiêm khắc với bản thân nhờ áp dụng quy tắc tiết kiệm theo từng giai đoạn.


Tự chủ về tài chính là điều ai cũng hướng đến khi bạn có thể làm tất cả những gì mình mong muốn mà không cần lo lắng quá nhiều về tiền bạc bởi tình hình tài chính của bạn vẫn ở mức rất tuyệt vời. Rõ ràng, bí quyết tự do tài chính nằm ở quỹ tiết kiệm của bạn. Việc tiết kiệm vẫn còn là vấn đề khó khăn với nhiều người. Thực ra bạn không cần phải cắt giảm tất cả thú vui trong cuộc sống để có thể tiết kiệm. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, bạn cần có chiến lược riêng thiết lập kế hoạch tài chính.
 

Các quy tắc quan trọng cần tuân thủ khi tiết kiệm tiền

 
Chia tỷ lệ phần trăm cụ thể là bước quan trọng khi bắt đầu kế hoạch tiết kiệm. Tỷ lệ này cần được điều chỉnh phù hợp khi thu nhập và lợi nhuận tăng hoặc giảm theo thời gian mà không ảnh hưởng đến sinh kế. Trong trường hợp thu nhập tăng, bạn cũng không nên tăng tỷ lệ chi tiêu mà cần tăng phần trăm tiết kiệm nếu nhận thấy vẫn còn khoản dư sau khi đã thanh toán thuế và chi phí cho cuộc sống.
 
Cất trữ các vật phẩm quý giá cũng là cách lý tưởng để tiết kiệm tiền. Bạn có thể trữ vàng, bạc, kim cương hoặc bất kì vật phẩm có giá trị không bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
 

1. Giai đoạn bắt đầu sự nghiệp

 
Việc tiết kiệm rất khó có thể ưu tiên với những người ở độ tuổi 20. Khi mới bắt đầu sự nghiệp với mức lương khiêm tốn, có thể bạn còn phải chi trả cho nhiều khoản phí phát sinh. Nhưng lập kế hoạch ngân sách đúng cách, bạn sẽ tiết kiệm đủ cho tương lai và có khả năng độc lập về mặt tài chính tốt. Do đó, bạn buộc phải tiết kiệm 25% tổng thu nhập hàng năm. Điều này có nghĩa là bạn phải trang trải toàn bộ chi phí cho cuộc sống cá nhân (bao gồm khoản cần trả nợ nếu có) với 75% và đảm bảo KHÔNG vượt quá số tiền đó.
 

2. Giai đoạn đã lập gia đình

 
So với giai đoạn khi mới bắt đầu sự nghiệp, những người ở độ tuổi 30, 40 và 50 khó có thể tiết kiệm dài hạn vì trách nhiệm cho gia đình và con cái. Vì vậy, tiết kiệm ngắn hạn và trung hạn là kế hoạch lý tưởng phục vụ cho các trường hợp khẩn cấp và phí giáo dục đại học của con cái. Trong khoảng 5 năm, bạn phải tiết kiệm được một khoản gấp đôi so với thu nhập hàng năm, đó là tối thiểu. Ví dụ: nếu thu nhập hàng năm của bạn là 50.000 đô la, sau khoảng 5 năm, bạn cần tiết kiệm được 100.000 đô la.
 
Nên lập tài khoản tiết kiệm liên kết với tài khoản chính, sau đó ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền vào khoản tiết kiệm mỗi tháng. Việc này sẽ giúp mục tiêu tiết kiệm dễ dàng hơn và giảm thiểu sự trì hoãn của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể cải thiện tài khoản tiết kiệm bằng cách mở rộng đầu tư và các nguồn thu nhập.
 

3. Giai đoạn tư duy về hưu trí

 
Ở giai đoạn này, bạn đã có thể sử dụng số tiền tiết kiệm để chi tiêu, nghỉ dưỡng hoặc thậm chí tiếp tục lên kế hoạch đầu tư nho nhỏ để tiếp tục tiết kiệm.
 
Trong trường hợp cần phải vay tiền, hãy chắc chắn rằng bạn đã dành riêng một khoản lương mỗi tháng cho việc thanh toán hết các khoản nợ của mình và giữ tài khoản tín dụng tài chính “sạch sẽ”.
 

4. Có quỹ khẩn cấp

 
Khi có việc khẩn cấp xảy ra hoặc bị mất việc làm, để tránh thâm hụt vào tiền tiết kiệm dài hạn dành cho hưu trí, bạn nên lập quỹ tiết kiệm dự phòng riêng. Theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính, quỹ dự phòng cần đủ để chi trả cho tối thiểu 6 -12 tháng sinh hoạt, đau ốm, bệnh tật, thất nghiệp…
 
Người thông minh chắc chắn không bao giờ để bản thân rơi vào khủng hoảng tài chính. Nếu bạn không thể đạt được các mục tiêu tiết kiệm thì tương lai sẽ rất khó khăn và ước mơ trở thành người giàu sẽ càng xa vời.

Quảng cáo

Theo Cafebiz

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Quy tắc 70/30: Bài học cho bạn về cách phân bổ tiền
Khi bạn có một kế hoạch để trở nên giàu có, bạn sẽ có động lực đến mức bạn sẽ có một thời gian khó khăn để không thể không nghĩ về mục tiêu ấy vào mỗi tối. Một trong những công thức đơn giản để tạo ra sự giàu có đó là: hãy nghĩ về cách phân bổ tiền. Quy tắc 70/30 dưới ...

9 điều người thông minh sẽ làm trong ngày nghỉ để công việc thuận lợi hơn
Bạn có biết khi làm việc nhiều hơn 55 giờ một tuần, hiệu quả công việc không còn tăng? Chính vì lý do đó, khoảng thời gian nghỉ ngơi hay những ngày nghỉ phải được dành cho những hoạt động ngoài công việc.

3 vấn đề lớn nhất mà ai ai cũng gặp
Mọi chuyện hễ liên quan tới tiền bạc là đau đầu. Hãy tỉnh táo khi "chơi" với tiền, kẻo có lúc tiền mất, mà mối quan hệ bạn bè bao năm gây dựng cũng đổ xuống sông xuống biển.

Có thể bạn cần

Sòng phẳng, ích kỷ hay vị tha: Bạn là kiểu người nào?

Sòng phẳng, ích kỷ hay vị tha: Bạn là kiểu người nào?

Trong chúng ta, ai cũng đã từng nghe đến câu nói: Cho đi là nhận lại. Nhưng mấy ai có thể thực hiện được điều đó. Đôi khi chúng ta muốn sòng phẳng, cân bằng hai bên, lại có người chỉ muốn nhận lại, còn cho đi đó là điều rất xa lạ. Hãy cùng đọc câu chuyện sau và một lần nữa cảm nhận chân lý đó nhé.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ