Lại một chuyện xoài xanh mắm ruốc

06/08/2015   2.594  4.83/5 trong 3 lượt 
Lại một chuyện xoài xanh mắm ruốc
Tony chuẩn bị qua Singapore trị bệnh nên sáng nay ngồi ven hồ (hồ bơi biệt thự 12 tỷ) ôn lại vốn tiếng Anh y khoa. Xưa có hạc qua nhưng quên hết vì chỉ dùng tiếng Anh thương mại, tiếng Anh giao tiếp. Sợ vô bác sĩ hỏi gan mật tuyến tụy tuyến yên không trả lời được thì hổ danh Há Vợt.

Dượng Tony

Sẵn tiện thấy có giáo trình khá hay. Các bạn sinh viên chuyên ngành Y khoa, ngoại ngữ nên tải về, in ra và hạc (PHẢI rủ nhau hạc nhóm sẽ hiệu quả hơn là tự mình hạc, không có động cơ và kỷ luật, ngồi hạc 1 chút là buồn buồn chát chit hay nặn mụn thử đầm ngay). http://www.mediafire.com/view/ho1vihfoh6l1h4z/Professional_English__in_Use_Medicine.pdf hoặc dùng link của web http://antruacungtony.com/documents/Professional_English__in_Use_Medicine.pdf
 
Để Tony kể các bạn nghe chuyện này. Cách đây mấy năm, có 2 cô bạn tên A và B rất thân nhau ở trường Lý Tự Trọng Nha Trang, đều là CLB con dượng. Cả hai đều đậu cử nhân điều dưỡng ĐH Y khoa Tp HCM, và cử nhân điều dưỡng (hệ cao đẳng) của Cao Đẳng Y Tế Tỉnh. Bạn A gia đình có điều kiện nên vô Sài Gòn, bạn B nhà nghèo nên học ở tỉnh, buồn ghê lắm, nói con muốn vô Sài Gòn để có môi trường học tập tốt hơn. Gặp Tony ở bờ biển, bạn B ngồi ăn xoài chấm mắm ruốc mà khóc miết, nước mắt ướt cả lai láng rớt xuống chén mắm, Tony nhìn mắm ruốc mà tưởng mắm nêm. Tony nói thôi, con học đâu chẳng được, học là ở mình chứ không phải ở cái trường. Sang Ha Vợt mà không tự học thì cũng thất nghiệp như thường. Vì kiến thức bây giờ trường nào chả giống nhau, ăn thua là khả năng NHẬN THỨC để tự học của mỗi đứa. Nghe lời Tony, thế là bạn học chuyên môn rất tốt. Tiêm thuốc tên thuốc tên gốc thuốc bắt mạch thành thạo. Rồi tiếng Anh, bạn học rất chăm, tranh thủ đi hướng dẫn Tây du lịch ở Nha Trang để kiếm thêm tiền vào lúc rảnh rỗi. Rồi bạn bơi lội thể dục thể thao chạy bộ cả chục km nên cơ thể vô cùng khỏe mạnh. Tốt nghiệp xong, bạn qua Đức làm điều dưỡng viên cho bệnh viện dưỡng lão của Đức theo một chương trình xuất khẩu lao động. Vì bạn phục vụ tốt quá, dễ thương quá nên mấy ông bà lão ở đó thương, tìm cách giữ lại. Giờ bạn vẫn làm ở một viện dưỡng lão tư nhân, lương 4000 Euro, bạn ăn ở hết 1500, còn dư 2500 tháng, tức hơn 50 triệu. Chưa kể con cái mấy ông bà già đó vô thấy chăm sóc cha mẹ họ tốt nên biếu thêm tiền. Bạn B cứ chiều chiều tan ca là vô uống cà phê Starbucks ở Berlin, ly Mocha Ice Blended giá tới 6 Euro trước mặt. Bạn cũng ngồi khóc vì nhớ nhà, bèn lấy Iphone 6Plus ra chat facetime với cha mẹ ở quê liền. Tranh thủ nghỉ phép là đi hết mấy chục nước châu Âu coi cho đã con mắt. Post cảnh đồng hoa tu lip, oải hương, sông Seine sông Thames sông Danupe, ...lên FB bạn bè nói ghen tụy quá. Ghen tụy sao không học không tập thể dục không đi làm thêm đi?
 
Còn cô bạn A thì tốt nghiệp lèo tèo, chuyên môn trung bình, tiếng Anh không biết, nhờ cha mẹ xin mãi vô được một bệnh viện lớn của Sài Gòn, lương đâu 4-5 triệu. Nghỉ lễ là bạn A về Nha Trang, cũng ra bãi biển ngồi, ăn xoài chấm mắm ruốc, khóc vang dội một góc bể. Nói đời sao khổ. Rồi post lên FB than trời, trách đất, trách trường ĐH, trách trường cấp 3, trách cha mẹ sao không giàu có, trách thằng bồ sao không phải là Tèo Đô la…
 
Đấy. Các bạn thấy đấy. Học đâu chẳng được. Giỏi dở DO MÌNH. Thanh niên mà có ngoại ngữ, có thể lực, có trí lực thì nó khác ngay, kiếm tiền quốc tế nó khác ngay. Các bạn phải chăm chỉ, có tiền thì PHẢI lên trung tâm học, có tiền qua Philippine học luôn. Ít hơn thì lên British Council, Việt Mỹ, ILA, Clever Learn, Equest, Wall Street, Appollo...cứ trung tâm là được. HỌC LÀ MÌNH HỌC, không phải TRUNG TÂM HỌC nên cần gì TRUNG TÂM LỚN. Muốn thành A hay B trong câu chuyện trên? Cứ đâu phải vô Sài Gòn, Hà Nội là thành danh? Không có tiền thì học trên mạng, học nhóm. Không có tiền tại không chịu đi giữ xe, bưng bê làm này làm nọ...có tiền mà học.
 
Không biết nói tiếng Anh là DO MÌNH làm biếng, không có động cơ. Không có chuyện không có khiếu hay phương pháp gì cả. Phương pháp thì người ta chỉ rồi, trên mạng có đầy sao không search? Search rồi sao vẫn không chịu nghe theo, không làm theo? Ở các nước bắt buộc học tiếng Anh như Sing, Phi, Ấn, Hồng Công…chưa có học sinh nào bỏ học vì học tiếng Anh không được. Và ngôn ngữ mẹ đẻ của họ vẫn lưu loát như thường. Các nước châu Âu, việc nói 3 ngôn ngữ lưu loát ví dụ như người Bỉ, họ biết tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hà Lan...là điều dĩ nhiên. Đầu mình chỉ sử dụng có 5% dung lượng bộ não, cứ học thêm học thêm.Tập luyện tập luyện. Đọc sách đọc sách. Làm thêm làm thêm. Va chạm va chạm. Đi đi đi. Chơi chơi chơi. Khí thế vô nào...
 
Làm biếng thì đời khổ ráng chịu chứ trách móc tự ti làm gì. Cứ giỏi giang lên thì khắc sẽ hất mặt lên trời. Trước khổ, sau sướng.

Quảng cáo

Theo TnBS

Người đăng

Tony Tèo

Tony Tèo

Sống hết mình với đam mê cuồng cháy


Là thành viên từ ngày: 20/02/2014, đã có 0 bài viết
Website: https://antruacungtony.com

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

25 nguyên tắc sống nhất định phải nhớ
Đừng bao giờ để bản thân rơi vào trạng thái bi quan hoặc tinh thần bị trùng xuống bởi những suy nghĩ thiếu tích cực hoặc ngớ ngẩn mắc phải những sai lầm không đáng có. Hãy ghi nhớ 25 điều dưới đây và tự tin dẫn dắt cuộc sống của bạn nhé.

Mỗi tối một trang sách
Bạn cùng nhau đọc đoạn này nhé. Và giải thích vì sao có người này người kia trong xã hội. Cũng đừng than thở sao con mình, anh mình, em mình...không chịu đọc sách, mua sách tặng họ thì họ nói "thà dắt tôi đi ăn 1 tô phở còn hơn". Vì nhận thức của họ, miếng ăn ...

Dượng Tony

Unit 6: Functions: Welcoming a visitor
Cùng học chủ đề tiếng anh mới: Welcoming a visitor

Có thể bạn cần

10 sự thật mà con người phải chấp nhận để cuộc sống không còn quá nhiều lo âu

10 sự thật mà con người phải chấp nhận để cuộc sống không còn quá nhiều lo âu

Ai cũng muốn vươn tới một tương lai tươi sáng, nghe những điều tốt đẹp mà bỏ qua những sự thực đôi khi rất khó chịu của cuộc sống mà chính nhờ nó chúng ta mới có thể có một cuộc sống hạnh phúc.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ