Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng
Công bằng – Bình đẳng, hai khái niệm này thường bị đánh tráo và nhầm lẫn, thường được sử dụng thay thế cho nhau trong khi
ý nghĩa thực sự của chúng lại có phần
khác biệt. Bởi thế,
đừng nên
so sánh điểm mạnh của bạn với điểm yếu của người khác và ngược lại. Cũng không nên đòi hỏi một người phải giỏi như bạn ở một lĩnh vực không thuộc chuyên môn của họ.
Không thể có sự công bằng, bình đẳng tuyệt đối trong xã hội
Xã hội này vốn dĩ không công bằng, cũng khó có thể bình đẳng tuyệt đối. Mỗi người cần có những
hỗ trợ khác nhau và quan trọng hơn và tự bản thân
nỗ lực,
phấn đấu nếu muốn giành được vị trí nào đó trong cuộc sống này.
Trong nhiều trường hợp, đối xử với một người một cách bình đẳng còn bị coi là không công bằng. Điều này cũng từng được Karl Marx ủng hộ bằng luận điểm ngụ ý rằng “mỗi người có một
nhu cầu khác nhau, tùy thuộc vào
khả năng khác nhau để
phát triển”.
Cho dù mọi người có đồng
tâm tạo ra một xã hội công bằng
lý tưởng thì đó vẫn là điều không thể. Không phải là không thể cung cấp một sự
khởi đầu bình đẳng mà bởi vì việc có một khởi đầu bình đẳng không chắc sẽ đem lại một
kết quả bình đẳng. Mặt khác, buộc tất cả mọi người phải theo cái khuôn bình đẳng sẽ tạo ra một sự
bất mãn trong xã hội.
Mỗi người có một
năng lực,
ý chí khác nhau. Phần thưởng sẽ dành cho những người dành công sức để cố gắng, nỗ lực. Nếu xuất phát điểm của bạn không bằng người khác, bạn càng phải cố gắng, nỗ lực hơn họ gấp nhiều lần. Đừng
lãng phí thời gian than vãn đời bất công, trong lúc bạn than vãn có rất nhiều người đang cật lực
làm việc để bỏ xa bạn. Lúc quay đầu nhìn lại, bạn chỉ có thể thấy
chính mình và những lời than vãn kéo dài mà thôi.
Lấy
ví dụ vô cùng
thực tế là trong một
nhà máy sản xuất, bình đẳng
nghĩa là tất cả mọi công nhân được trả như nhau bất kể sản lượng chênh lệch. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ không bao giờ có việc cho nhân công thôi việc bởi
chất lượng công việc không đáp ứng.
Nếu hệ thống này được áp dụng, tất cả sẽ
mất hứng thú với công việc vì không nhận được sự
đánh giá xác đáng, kéo theo đó là sự ì trệ của
công ty. Hệ thống này trái ngược hoàn toàn với một hệ thống đánh giá công bằng, nơi mỗi người được trả
lương theo năng lực thực tế.
Mark Sheshkin, một nhà khoa
học nhận thức tại
Đại học Yale chỉ ra rằng mặc dù khẩu hiệu cho bình đẳng thống trị các phương tiện
truyền thông xã hội và khắp các đất nước thì hầu hết mọi người vẫn đánh giá cao một chút bất bình đẳng, “chúng ta khao khát sự bất bình đẳng công bằng, chứ không phải là bình đẳng bất công”.
Chỉ khi người ta nhận được kết quả
xứng đáng, "công bằng" với những gì đã bỏ ra, họ mới có động lực để tiếp tục
tiến lên phía trước.
Hầu hết chúng ta đều dành quá nhiều thời gian để vẽ nên cuộc sống trong
mơ mà chẳng kịp nhìn xem
thế giới thực quanh mình chuyển biến thế nào. Vì thế, hãy ngừng than vãn về
sự bất công, đối mặt với thực tế mới là
chìa khóa để thay đổi
cuộc đời bạn.