Các công trình nổi bật
có thể kể đến như: The Palm – quần đảo nhân tạo lớn và
đẹp nhất
thế giới, Burj Khalifa – tòa
nhà cao nhất thế giới, Jebel Ali – cảng nước sâu nhân tạo lớn nhất thế giới… “Vương quốc
du lịch”
Dubai thu hút lượng khách du lịch đứng thứ 8 trên thế giới và
được đánh giá là một trong những thành phố
an toàn nhất thế giới.
Bài học 1: Xây dựng được các siêu công trình
Lý giải
cho việc
chinh phục từng công trình
tưởng chừng như
không thể nào tin được, tác giả và cũng là quốc vương Dubai Mohammed bin Rashid Al Maktoum cho biết: “Khi đã đạt được các yếu tố như chuyên môn, kỹ năng, nhịp độ
làm việc và sự liên kết
tốt,
bạn sẽ không chỉ có một đội ngũ làm việc
hay quản lý có
hiệu suất cao mà còn là một đội ngũ
hiệu quả và thống nhất. Chúng tôi có một đội ngũ như thế tại Dubai và đó là đội ngũ lớn nhất tại
Trung Đông. Đằng sau họ là một đội ngũ lớn hơn nữa do các cư dân của Dubai tập hợp thành. Có
dự án nào trên thế giới mà một đội nhóm như thế không thể hoàn thành?”.
Bài học 2: Vươn lên ngưỡng xuất sắc
Tác giả cho rằng khi mà sự xuất sắc đã trở thành một phần tất yếu của mỗi người dân, sự liên kết của họ với
cuộc sống thô thiển sẽ bị cắt bỏ, việc quay lại với những cách thức cũ sẽ trở thành biểu tượng của sự
lạc hậu và thoái hóa. Nếu muốn những sự xuất sắc này
phát triển thật tốt, cần phải vun trồng chúng trong
tâm trí của người dân.
Cách tốt nhất, an toàn nhất và lâu dài nhất để lưu giữ sự xuất sắc nằm ở việc
kết nối nó với
sở thích,
tương lai, hiệu năng và vị trí
xã hội của người dân. Chúng ta không bao giờ có thể dừng được cuộc đua tranh toàn cầu hướng tới sự ưu việt – chúng ta phải tham gia vào cuộc đua đó.
Một khi đã tham gia cuộc đua, cần phải
đầu tư một cách hợp lý vào
nỗ lực,
thời gian và công cụ.Và rồi sau đó, tất cả sẽ nỗ lực hết sức để
bảo vệ sự đầu tư đó của mình.
Bài học 3: Xây dựng tầm nhìn hoàn thiện cho người lãnh đạo
Khi nói về tầm nhìn cần thiết của một
nhà lãnh đạo, cho dù đó là lãnh đạo một đất nước hay lãnh đạo một
doanh nghiệp, quốc vương Dubai lý giải chi tiết từ
kế hoạch thực hiện, cách thức ông triển khai tầm nhìn đến từng
nhân sự tham gia
vận hành dự án, đến giai đoạn thực hiện, cách một người lãnh đạo hình dung ra mình sẽ đi đến đâu…
Cuốn
sách cũng
thú vị khi tác giả lý giải về việc đua ngựa hay làm thơ – những việc tưởng chừng chẳng liên quan gì đến tầm nhìn hay vai trò của một nhà lãnh đạo.
“Ngay cả khi đang có
con ngựa tốt nhất thế giới, chúng ta cũng không thể
mong đợi thắng cuộc nếu chúng ta không có một người cưỡi ngựa tốt. Cũng như vậy, có một tầm nhìn, đặt ra những mục tiêu và các yếu tố cho sự thành công là cần thiết cho một quốc gia để cải thiện hiệu suất, dịch vụ và tính hiệu quả của sự
phản ứng cho sự phát triển tương lai. Điều này nên được thực hiện với một mục tiêu trong đầu: đó là để
phục vụ người dân và nâng cao vị thế của đất nước. Không phải tất cả những người
ngồi lên ngựa là người cưỡi ngựa và không phải tất cả những người cưỡi ngựa đều là
kỵ sĩ.Một người cưỡi ngựa là người ngồi trên ngựa, nhưng một kỵ sĩ là một người cưỡi ngựa hiểu được
ý nghĩa của việc cưỡi ngựa”, đó là yếu tố
dẫn dắt đến thành công.
Bài học 5: Có được một đội ngũ hoàn hảo
“Điều duy nhất có thể đảm bảo sự thành công đó là có nhiều
người ưu tú theo đuổi thành công, bởi vì cuộc đua đến sự vượt trội đòi hỏi những người tham gia đặc biệt. Các công cụ cho
sáng tạo có sẵn trên
thị trường và chúng ta có thể mua bất cứ khi nào ta muốn, cho dù là từ Mỹ, Nhật, châu Âu hay nơi nào khác. Nhưng sáng tạo bản thân nó không phải là một
sản phẩm mà chúng ta có thể mua và nó cũng không phải là lòng
nhiệt huyết. Chúng ta phải tìm kiếm những người có khả năng đó và
nuôi dưỡng tài năng của họ. Tôi muốn vỗ nhẹ vào
tiềm năng của mọi người, truyền
cảm hứng cho họ để tạo ra những
ý tưởng tuyệt vời, giúp họ phát triển và biến những ý tưởng của họ thành những dự án lớn cũng như
cơ hội việc làm”, tác giả viết.