Bởi vì biết rõ đối phương sẽ không trách mình, chúng ta lại càng hay dùng những ngôn ngữ sắc nhọn với người nhà. Gia đình không phải không bao giờ tan vỡ,
hạnh phúc gia đình cần phải bồi đắp, một gia đình hạnh phúc là bắt đầu từ nói chuyện hòa thuận với nhau.
1. Giữa vợ chồng, tôn trọng quan trọng hơn trách cứ
Gia đình nào có thể nói chuyện hòa thuận thường càng có nhiều hạnh phúc. Nhiều năm sau hôn nhân, hai người ở cùng nhau thường cho rằng không cần phải tỏ ra kiêng dè với đối phương nữa. Vốn là quan tâm nhau, nhưng lời ra khỏi miệng lại thành oán trách và chỉ trích.
Ở cùng nhau một thời gian,
kiên nhẫn bị hao mòn, cho dù là xuất phát là ý tốt, nhưng lúc nói chuyện cũng không còn nghĩ đến cảm nhận của đối phương, chỉ có phàn nàn trách cứ, càng ngày lại càng tiêu cực, trong
cuộc sống gia đình sẽ xuất hiện nguy cơ và rạn nứt.
Giữa vợ chồng dù là vấn đề nhỏ gì cũng có thể sẽ biến thành phiền phức lớn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, cho dù hai người thân thiết với nhau nhưng cũng là hai cá thể độc lập, mỗi người đều có cảm nhận riêng, dù là người thân mật cũng sẽ bị những lời không hay làm cho khó chịu.
Nổi giận với người thân là hành vi ngu xuẩn và nhu nhược nhất. Nhiều khi, thay đổi cách thức nói chuyện, tâm trạng của hai người sẽ thay đổi. Nói chuyện hòa thuận, thể hiện nhiều sự quan tâm, bớt đi sự chỉ trích.
Đừng hở tí là tức giận, gặp phải mâu thuẫn lại cãi lộn với nhau, tâm bình khí hòa mà nói chuyện, cố gắng thông cảm cho đối phương. Đừng bởi vì là người thân mật nhất mà nói chuyện không đúng mực, lời nói ngọt ngào đối với vợ chồng rất quan trọng. Giữa vợ chồng nói chuyện hòa thuận, cuộc sống sẽ càng ngày càng mỹ mãn.
Trong gia đình, nói chuyện hòa thuận người được lợi không chỉ có vợ chồng, mà còn có con cái. Cách cha mẹ nói chuyện với nhau sẽ vô thức trở thành tấm gương, ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của con cái.
2. Đối với con cái, khích lệ quan trọng hơn đả kích
Ngôn ngữ mang cảm xúc, có thể đem đến cho con người sự ấm áp, cũng có thể mang đến tổn thương. Tổn thương do lời nói gây ra nghiêm trọng hơn tổn thương bên ngoài, vết thương bên ngoài nhìn thấy được, tổn thương do lời nói thì vô hình.
Tiến sĩ tâm lý học Susan Forward từng viết trong sách: “Trẻ con không phân biệt được sự thật và lời nói đùa. Chúng
tin tưởng những gì bố mẹ nói với chúng, và biến những lời đó thành suy nghĩ của chính mình”.
Có nhiều bố mẹ rất biết cách “giáo dục” bằng đả kích, nhưng loại giáo dục này không thể xuất phát từ mục đích “tốt cho trẻ”, ngược lại sẽ mang đến ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của con trẻ. Đứa con thường xuyên bị đả kích thường rất tự ti, hay rơi vào tình cảnh chối bỏ bản thân và hoài nghi cảm xúc của chính mình.
Đả kích từ cha mẹ không tạo thành tổn thương ngay lập tức, mà nó giống một cây kim, trong
thời gian dài, lúc nào cũng ghim trong lòng con cái.
Nhan Nguyên, nhà giáo dục đời Thanh từng nói: “Đếm mười lỗi của con, không bằng khen con một lời”. Thường xuyên khích lệ con cái, dành con con lời khen ngợi và cổ vũ, con cái biểu hiện sẽ ngày càng xuất sắc.
Trong tâm lý học, có một cụm từ gọi là “Hiệu ứng Pygmalion”. Hiệu ứng này nói rằng: Khen ngợi, tin tưởng và mong đợi có chứa một năng lượng có thể làm thay đổi hành vi con người.
Khi một người được người khác khen ngợi, họ sẽ có cảm giác có được sự ủng hộ của xã hội, nhờ đó tăng cường giá trị của bản thân, trở nên tự tin, có được động lực tích cực để nổ lực, cũng cố hết sức để đạt được mong đợi của đối phương.
Cha mẹ và con cái nói chuyện hòa thuận, gia đình mới hạnh phúc mỹ mãn. Làm cha mẹ không cần phải thi cử, nhưng cần phải học tập.
3. Đối với cha mẹ biết ơn quan trọng hơn phàn nàn
Cha mẹ tuy không thể cho chúng ta tất cả, nhưng những gì họ đem đến đều là điều tốt đẹp nhất mà họ có được. Dù là nghèo hay giàu, cha mẹ đều dốc hết những gì họ có cho con cái.
Thời đại khác nhau, tư tưởng, giáo dục, và kinh nghiệm khác nhau, cho nên chúng ta luôn có quan điểm và cách nghĩ khác với cha mẹ. Đừng ghét bỏ họ lạc hậu, trách họ quê mùa, hãy tôn trọng họ nhiều hơn, thấu hiểu và thông cảm, đồng thời biết khiêm nhường và cảm ơn.
Nhiều người không chịu được cha mẹ nói nhiều, thậm chí còn vì vậy mà oán trách cha mẹ. Thực ra nói nhiều chính là yêu. Dặn dò bạn ăn cơm, nhắc nhở bạn mặc ấm, chỉ có thực sự yêu bạn mới nói nhiều với bạn, cha mẹ tuyệt đối không lải nhải với người chẳng liên quan gì với họ.
Đừng phàn nàn “Làm cha là phải thế này, làm mẹ là phải thế nọ”, nếu như cha mẹ không thể thỏa mãn nhu cầu về vật chất cho bạn, thì đừng quên, họ đã cho bạn tình yêu và cả cuộc đời, nuôi bạn lớn thế này đã tiêu hao của họ rất nhiều sinh lực.
Một triết gia người Anh từng nói: “Gia đình sỡ dĩ quan trọng, chủ yếu là vì có thể khiến cho cha mẹ có được tình cảm”. Kinh Thi nói: “Thương xót cha mẹ sinh ta mệt nhọc”. Trong gia đình cần nuôi dưỡng một trái tim tràn đầy yêu thương và biết ơn.
Bởi vì để ý, lời của bạn có sức mạnh; bởi vì quan tâm, ngữ khí của bạn có ý nghĩa. Nói chuyện từ tốn, tỉnh táo mà không lạnh nhạt, kiên định mà không cứng nhắc.
Nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều gia đình không hòa thuận, là do thiếu thái độ giao tiếp tích cực, vốn là xuất phát từ muốn tốt cho đối phương, nhưng lại nói sai lời, làm sai việc.
Đối đãi thật tốt người yêu bạn và người bạn yêu, hãy chia sẻ những điều này với người thân, trong nhà hình thành thói quen nói chuyện hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau, dành cho người nhà nhiều quan tâm và kiên nhẫn hơn, cùng xây dựng gia phong tốt đẹp.