Tuổi trẻ phải có ngờ

06/08/2015   3.410  4.9/5 trong 5 lượt 
Tuổi trẻ phải có ngờ
Trên chuyến bay từ Los Angeles đến Tucson, Tony ngồi cạnh 2 mẹ con người Mỹ nọ. Khi biết Tony đến từ Việt Nam, họ vui vẻ lắm, nói ngày xưa Việt Nam trong ý nghĩ của tụi tao là chiến tranh, bây giờ Việt Nam là quốc gia sản xuất.

Dượng Tony

Bà mẹ nói tao thích quần áo Made in Vietnam vô cùng vì đường may sắc sảo. Thằng cu con chị ấy còn kéo cái đính Made in Vietnam ở phía sau cổ áo nó cho Tony coi. Rồi còn đòi mở áo của mẹ nó cho Tony coi nữa, nhưng mẹ nó mắc cỡ, chỉ nói là áo này cũng của Vietnam may. Hai mẹ con nói cười làm Tony tự hào quá, không ngờ những giọt mồ hôi của công nhân nước mình lại có thành quả rạng ngời như thế, được bạn bè quốc tế đón nhận hồ hởi đến thế.
 
Nếu bạn lạc vô các cửa hàng quần áo ở khu Times Square ở New York, bạn sẽ thấy người Mỹ tới mở ra coi, thấy Made In Vietnam bên trong quần áo là yên tâm, mua ngay. Việt Nam bây giờ là số 1 thế giới về may đẹp. Chính vì vậy mà từ vị trí ngang bằng với Mexico, chúng ta đã có bước nhảy vọt về lượng quần áo cung cấp cho nước Mỹ, doanh số từ 1 tỷ đô năm 2001 đến nay đã hơn 10 tỷ đô, chiếm hơn 11% thị phần. Tương lại khi có hiệp định TPP, xuất khẩu dệt may của chúng ta sang Mỹ sẽ kinh khủng nữa, vì thuế suất sẽ là 0% so với mức 17% bình quân như hiện nay. Khắp nơi trong ngành dệt may của thế giới, người ta râm ran về việc Việt Nam sẽ soán ngôi Trung Quốc thành quốc gia may cho người Mỹ mặc. Mà nào chỉ có người Mỹ, bao nhiêu người đến Mỹ du lịch học tập hàng năm, quà họ mua về nhiều nhất chính là quần áo.
 
"May cho người Mỹ mặc" là một câu slogan mà Tony vừa nghĩ ra, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể sử dụng để quảng bá tại thị trường này. Hiện tại, Trung Quốc chiếm thị phần tới 37% tức khoảng 42 tỷ đô trong miếng bánh 115 tỷ đô la nhập khẩu quần áo của Mỹ hằng năm, nhưng tỷ lệ này đang giảm dần do dệt may Trung Quốc không còn cạnh tranh nữa. Rồi tương lai việc Việt Nam “may cho thế giới mặc- tailor the world” sẽ trở thành hiện thực. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta đã đạt mức gần 25 tỷ đô.
 
Trên một chuyến bay khác đi Srilanka, Tony có quen 2 cô bạn cùng lớp tên Thu và Tuyết. Cả hai đi sang phụ trách quản lý chất lượng cho một nhà máy gia công lớn cho thương hiệu sang chảnh. Hai bạn kể, hai bạn tốt nghiệp ngành dệt may một trường cao đẳng nghề ở miền Trung. Lúc tập đoàn Nhật nọ tuyển QC (quality control), hai bạn dù tiếng Anh cũng bập bẹ thôi nhưng tự tin ứng tuyển. Hai bạn được họ tuyển vô vì chuyên môn về dệt nhuộm đã được học. Một bước phỏng vấn, hai bạn đã chui tọt vào ngay một tòa nhà cao tầng ở quận 1, Tp HCM làm việc trong ánh mắt ngỡ ngàng lẫn ghen tụy của bạn học cấp 3, nhiều đứa vô Sài Gòn học quản trị kinh doanh, thương mại, kinh tế, ngoại thương, ngoại ngữ…nhưng giờ vẫn thất nghiệp hoặc làm việc gì đó không liên quan đến chương trình học. Hai bạn vô phụ trách việc kiểm hàng trước khi xuất, theo dõi nhà máy may đúng theo mẫu đã gửi, duyệt thì hàng mới được đóng container. Theo chân mấy đồng nghiệp nước ngoài, nghề dạy nghề nên các bạn càng ngày càng giỏi. Để nâng cao trình độ, hai bạn quyết định bỏ cả chục triệu tức cả tháng lương vào học một khoa tiếng Anh bên British Council, đầu tư để bắt cá lớn. Sau 5 năm làm cho tập đoàn Nhật này, hai bạn xin nghỉ, nộp đơn cho các công ty Mỹ phụ trách thu mua cả mấy nhà máy ở Cambuchia. Giờ công ty cử bạn qua quản lý và đào tạo cho người Srilanka. Hai bạn nói lương tụi em là lương của người có nghề đó anh, làm ở Mỹ hay ở bất cứ đâu cũng như nhau vì tụi em di chuyển rất kinh khủng. Em sang Srilanka 2 tháng sau đó sẽ sang New York họp, rồi triển khai nhà máy ở Myanmar, đi lại như con thoi ở các nước công ty đặt gia công. Thu nhập tụi em cũng bằng anh làm bên Mỹ (họ tưởng Tony là Việt Kiều). Ước mơ hai bạn là sau mười năm làm thơ (ý nói làm thuê, hai bạn vẫn phát âm nặng), hai bạn sẽ về quơ (quê) ở Phú Yên mở một xí nghiệp may Lady Py-ja-ma để xuất khẩu (Tony nghe Lay-đi bi-gia-ma tưởng Sama bin la đen nên hết hồn). Tony tin rằng hai bạn hoàn toàn có thể thực hiện tốt giấc mơ của mình. Vì các bạn có vốn tích luỹ, có kiến thức được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm làm việc tuyệt vời, có quan hệ quốc tế...chỉ còn chút may mắn và có đầu óc quản lý nữa là cất cánh.
Thực tế bây giờ, ở các tập đoàn thương mại lớn của nước ngoài đặt tại Việt Nam, phòng textile luôn đông nhân viên nhất. Nhiều văn phòng làm ca đêm để giao dịch với bên Mỹ, Canada. Vị trí phụ trách xuất khẩu mặt hàng này gọi là “garment merchandiser”, ngày xưa toàn dân kinh tế, ngoại thương, ngoại ngữ...vô làm, toàn mày mò nghề tự học. Bây giờ họ tuyển toàn dân tốt nghiệp trường dệt may, ví dụ như bộ môn dệt may khoa cơ khí ĐH Bách Khoa, cao đẳng dệt may Vinatex, ĐH dệt may công nghiệp Hà Nội, cao đẳng dệt Nam Định, các trường cao đẳng trung cấp nghề ở các tỉnh. Tiếng Anh các bạn này dù chỉ kha khá chút là nhận vô, đào tạo ngoại ngữ dù sao cũng dễ hơn đào tạo chuyên môn. Dù sao các bạn cũng đã 3-4 năm phân biệt dệt thoi dệt kim, sợi các loại, phối màu nhuộm vải, đường kim mũi chỉ, thực tế từng ngồi đạp máy may, từng cắt vải, từng vẽ mẫu trên máy tính ào ào nên nhận vô dễ làm việc lắm.
 
Ngành dệt may Việt Nam chưa bao giờ đứng trước một cơ hội lớn đến như vậy. Các bạn trẻ (nhất là bạn nữ) yêu thích thời trang nên suy nghĩ thật kỹ. Nếu đam mê, chúng ta nên học chính quy nghề này và học thêm cái tại chức Anh Văn, hay luyện IELTS trong các trung tâm trong suốt thời gian học, hoặc ý chí hơn thì tự học, thì tương lai các bạn đi Mỹ đi châu Âu đàm phán ký kết hợp đồng như đi chợ. Sau chục năm làm lương Mỹ ngay trên đất Việt, tích luỹ thành những "cô chủ nhỏ", dù là cái xưởng may mặc vài ba chục công nhân để bán nội địa cũng được. Vì gu ăn mặc mình sành quá, kinh nghiệm quốc tế quá nên đồ may ra nhìn sang ơi là sang. Nhãn hiệu dệt may Tuyết, dệt may Thu…trông quý phái như hàng hiệu ở Milan thì hỏi ai chịu cho nổi?
Như cái Thu nói với Tony lúc xuống sân bay ở Colombo khi được hỏi về lời khuyên với các bạn trẻ: “Trầu quâu tuổi trẻ là phải có ngờ”. Tony tưởng là nghi ngờ nên ngạc nhiên trợn tròn mắt bồ câu 2 mí. Mấy cổ mới nói, ý em là túi tré (tuổi trẻ) phải có ngờ nghiệp chuyên môn.
 
Tony liền đáp: “Rầu, rầu hiểu rầu. Thâu thâu làm liền. Phải có ngờ phải có ngờ”.
Nhưng mà nghĩ lại, mình đâu có còn là túi tré?

Bài học khác của Dượng Tony

Quảng cáo

Theo TnBS

Người đăng

Tony Tèo

Tony Tèo

Sống hết mình với đam mê cuồng cháy


Là thành viên từ ngày: 20/02/2014, đã có 0 bài viết
Website: https://antruacungtony.com

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Con cò của mẹ
Thì mấy đứa thấy đó. Chênh lệch có 2000 đồng mà tụi mày cũng cãi không nhìn mặt nhau. 2000 đồng, ra quốc tế, quy Đô la là chưa tới 10 cents. Đầu óc nhỏ thì tâm hồn nhỏ. Tâm hồn nhỏ thì đời nhỏ. Cứ hát con cò bé bé ra đời cứ làm cò miết, cò đất, cò chứng khoán, cò hàng ...

Dượng Tony

Định nghĩa kỹ sư
Trên wiki" Kỹ sư vừa là một chức danh vừa là học vị của người được đào tạo hoặc thành thạo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, người kỹ sư sử dụng óc sáng tạo, công nghệ kỹ thuật và hiểu biết khoa học để giải quyết các vấn đề thực tế, phát minh chế tạo ra sản phẩm ...

Dượng Tony

Quang cảnh phòng chờ sân bay
Đề bài: Em hãy mô tả quang cảnh phòng chờ sân bay.

Dượng Tony

Có thể bạn cần

Khi ta đối diện với nghịch cảnh

Khi ta đối diện với nghịch cảnh

Cuộc sống luôn bất biến, mọi thứ đều tương đối và sự va vấp càng nhiều con người càng trưởng thành hơn

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ