Đa số những người mới tốt nghiệp đều sẽ cảm nhận được một điều: Chớp mắt
thời gian đã trôi qua rất nhanh, và mình từ nhân viên mới đã chuyển thành nhân viên cũ.
Lúc này, nói trẻ cũng không hẳn là quá trẻ, với những người được tăng lương tiến chức còn đỡ, đối với những người có thâm niên lâu năm mà vẫn giậm chân tại chỗ thì sẽ thấy khá xấu hổ và nôn nóng. Nếu bạn không thể tiến thêm bước nữa, tiền đồ cứ bị dậm chân tại chỗ.
Vậy làm sao để dễ dàng thăng tiến đây?
Biết cách dùng người mới
Truyền đạt kinh nghiệm cho người mới và bồi dưỡng họ.
Có nhiều người cũ thường hay "giấu nghề", không nguyện ý chỉ dạy cho người mới. Vì họ sợ người mới học quá nhanh, phát triển hơn họ, và vị trí của họ sẽ bị đe dọa.
Nhưng một khi bạn có tâm lí này, bạn lại cách mục tiêu thăng tiến thêm một bước nữa.
Muốn xem một người có năng lực lãnh đạo hay không, trước tiên hãy xem một điểm: Người đó có năng lực bao dung, truyền đạt cho người mới hay không?
Đối với thế hệ 9X, chúng ta không nên chỉ nhìn vào kinh nghiệm làm việc của họ, mà hãy nhìn vào năng lực thực tế của họ. Bởi vì đa số họ đều có khả năng thích ứng và học tập rất mạnh mẽ.
Thời gian đầu, có thể họ sẽ làm việc chậm chạp, gặp nhiều khó khăn một chút, nhưng chúng ta cần nên hiểu rõ tình huống vấn đề phát sinh, sau đó chỉ dạy cho họ.
Bạn có thể nghiêm khắc, nhưng đừng bỏ họ, vì người mới cái họ thiếu chỉ là kinh nghiệm, nhưng chẳng phải trước kia bạn cũng từng trải qua khoảng thời gian như thế này sao?
Bạn có thể đào tạo ra được nhóm người mới ưu tú, lãnh đạo sẽ đánh giá cao bạn, người mới sẽ biết ơn bạn, chính bạn cũng tự học được những kiến thức khác khi giao tiếp với họ. Vậy bạn còn ngại gì?
Biết cách dùng người cũ
Chủ động giao tiếp với đồng nghiệp, gây dựng tín nhiệm và
lòng tin với nhau.
Trong công việc khiến đồng nghiệp và cấp trên phục bạn khó khăn hơn nhiều lần so với khiến người mới phục bạn.
Đã rất khó khăn để có thể được thăng chức, nhưng càng khó khăn hơn để mọi người đều tin phục bạn.
Do đó, nếu bạn không có năng lực và cách xử lí khéo léo, sẽ rất dễ khiến mọi người không đồng lòng, mất đoàn kết, cạnh tranh nội bộ.
Anh bạn thân của tôi lúc trước cũng từ một người mới thăng chức lên làm giám đốc sản xuất trong thời gian ngắn. Lúc đó có rất nhiều người không hài lòng. Họ còn nói thẳng rằng: "Tôi nghi ngờ tên đó là con ông cháu cha đấy."
Nhưng sau một khoản thời gian, khi anh ấy dẫn dắt mọi người đạt được kết quả tốt, hoàn thành mục tiêu thuận lợi và kiếm được số tiền thưởng cao thì mọi người đều dần hiểu ra.
Anh ấy vẫn như cũ, cư xử đúng mực với đồng nghiệp, không bất mãn, hay ghi thù gì cả.
Trong những trường hợp này, nhận được sự hỗ trợ và tín nhiệm của cấp trên là điều rất quan trọng.
Bạn sẽ nhận ra, không ai khi không mà có thể được đưa vào vị trí lãnh đạo cả.
Lãnh đạo đưa bạn lên vị trí cao, bạn có thể ngồi vững hay không, làm cách nào để người khác dù có xuất hiện dị tâm cũng không lật đổ bạn được, đó còn dựa vào năng lực của bạn.
Bạn có thể tạo ra kết quả tốt, nhưng cũng đừng quên chủ động học tập từ đồng nghiệp, tạo mối quan hệ với họ, hoặc xây dựng lòng tin từ cấp trên, từ đó lấy được sự hỗ trợ từ họ.
Biết cách dùng chính mình
Mục tiêu nghề nghiệp phải rõ ràng.
Năng lực làm việc mạnh mẽ, nhưng thái độ lãnh đạo phải khiêm tốn.
Bạn rất rõ bạn muốn gì, muốn đạt được thành tích thế nào, đồng thời mục tiêu của bạn cần phù hợp với công ty. Có như vậy, bạn mới có thể dễ dàng nhận được sự hỗ trợ từ cấp trên.
Nhưng ngược lại có rất nhiều người lại mờ mịt khi được hỏi những thứ như vậy. Họ không biết họ muốn gì, thích công việc nào, cũng không biết thứ mình muốn đạt được là gì.
Tôi cũng từng trải qua giai đoạn thế này, nhưng điều đó chưa hẳn là quá khủng khiếp.
Chỉ cần bạn có lòng tin, bạn có thể vượt qua được con đường mờ mịt đó, chú ý nắm bắt 3 điều sau:
Tự hỏi bản thân: Mục tiêu dài hạn của bạn là gì và bạn muốn làm gì trong tương lai.
Bạn có thể không rõ năng lực bản thân đến đâu, nhưng bạn phải thử hành động, làm việc. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể nhận ra mình giỏi những gì, và không phù hợp với những gì để điều chỉnh cho thích hợp, cũng như nhận ra được năng lực thật sự của chính mình.
Khi cảm nhận được công việc đang làm không thích hoặc không phù hợp với mình thì nên mạnh dạn thay đổi.
Công việc đầu tiên của tôi là nhân viên chăm sóc khách hàng trong một công ty làm về lĩnh vực tài chính. Mặc dù lương ở đó rất cao, nhưng trải qua một khoảng thời gian làm việc, tôi đã chủ động xin từ chức vì cảm thấy công việc không phù hợp với mình.
Con người tôi quen tự do, thích viết lách, lại ít nói và ngại giao tiếp, nên việc nghe nhiều người gọi điện phàn nàn hay tư vấn hết lần này đến lần khác cho nhiều người là một vấn đề lớn.
Mặc dù ông chủ nói tôi đã làm rất tốt, nhưng tôi biết, tôi thực sự không thích, cũng không phù hợp với công việc này lắm.
Tôi không chê công việc này, hơn nữa còn cảm thấy nó rất tốt, có thể khiến tôi mở mang thêm kiến thức và trở nên chủ động trong giao tiếp hơn.
Bạn bè cũng từng khuyên tôi đừng từ bỏ, nhưng tôi đã quyết định đổi nghề.
Và hiện tại, tôi cảm thấy mình đang sống rất tốt.
Bạn biết đấy, chúng ta không biết được tương lai mình thế nào, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn con đường mình sẽ đi. Dù thắng hay thua, chỉ cần có lòng tin và nghị lực, chúng ta vẫn có thể bắt đầu lại từ hai bàn tay trắng.
Biết khi nào nên gia nhập và khi nào nên rời khỏi một công ty.
Bạn mới ra trường, kinh nghiệm không có, bạn có thể chấp nhận mức lương thấp trong một công ty nhỏ.
Khi bạn đủ kinh nghiệm, tích lũy được thêm bằng cấp, kiến thức, không nhất thiết phải luôn bó buộc mình trong một nơi mãi.
Thay đổi nơi làm việc hay không, lúc này bạn nắm quyền lựa chọn.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm: