Đa phần, mỗi ngày
làm việc của chúng ta đều phải
làm theo sự chỉ
đạo của cấp trên. Vậy mà có nhiều lúc chúng ta đều không
ý thức được rằng: cấp trên của
bạn thực chất đang bị bạn ảnh hưởng như thế nào.
Vận dụng
tốt phương pháp "theo sự
quản lý của cấp trên", không những khiến
cho cấp trên "dựa theo phương pháp của bạn" để làm việc, mà còn
có thể khiến cho quan hệ của các bạn ngày một tốt lên.
Tôi cho rằng đáp án của đa số chúng ta là những người khiến cho người khác
tin cậy, đồng thời cũng là
người thông minh và có
năng lực. Bởi vì bọn họ càng có
khả năng đứng ở góc độ của bạn, cho bạn những
ý kiến có tính xây dựng.
Trên
đạo lý cũng giống như vậy, bạn muốn cấp trên của mình "
ngoan ngoãn lắng nghe bạn" thực chất rất
đơn giản, chỉ cần bạn có thể làm được 2 điểm như dưới đây:
1. Trong mắt của họ, bạn là người luôn nhận được sự tin cậy từ mọi người
Chỉ cần làm được hai điều trên, cấp trên của bạn nhất định sẽ
nghiêm túc lắng nghe mọi ý kiến mà bạn đề xuất, thậm chí khi họ gặp vấn đề cũng sẽ tìm bạn để
thương lượng để tìm ra phương án giải quyết, vô hình chung sự quản lý của cấp trên và cấp dưới sẽ bị đảo ngược.
Vì vậy tôi xin nói rằng: "tất cả những cái gọi là kỹ thuật, trên mỗi mức
trình độ khác nhau đều là "tự mình quản lý".
Nếu bạn có thể hoàn thành xuất sắc
công việc của mình, vậy thì bạn đã
thành công được một nửa. Nếu bạn muốn tiến thêm một bước thì cần chú ý nhiều hơn đến một số chi tiết trong
mối quan hệ của bạn, bạn có thể dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt
đẹp giữa bạn và
sếp - một mối quan hệ cùng có
lợi và
phát triển.
Những điểm dưới đây có thể giúp bạn cho cấp trên nhìn thấy được những mặt tốt nhất của bạn, cũng khiến họ càng nhìn thấy được năng lực làm việc của bạn.
1. Luôn tận dụng tốt mọi thời khắc khi ở bên cạnh cấp trên
Nếu tôi đoán không nhầm thì công việc hằng ngày của cấp trên của bạn nhất định đã sắp kín lịch tới mấy tuần rồi, vì thế
đừng lãng phí thời gian quý báu của họ.
Trước mỗi lần
nói chuyện, trước tiên cần phải nắm rõ
mục đích của cuộc nói chuyện và vấn đề mà các bạn cần phải thảo luận. Cần phải có
mục tiêu cụ thể. Việc trước tiên là phải rà soát lại công việc, đừng để cấp trên phải nhắc nhở những việc mà bạn không biết, còn cần phải dự trù những đáp án mà cấp trên có thể sẽ hỏi bạn.
Báo cáo công việc hàng ngày thực sự là một việc
lãng phí thời gian - bạn có thể làm điều này đơn giản bằng cách viết mail. Thời gian quý báu nên được sử dụng để tìm hiểu phương pháp của họ đối với mỗi sự việc hoặc nhận những phản hồi hữu ích.
Khi bạn gặp vấn đề trong công việc, điều cần làm không chỉ là
giúp đỡ họ, mà còn phải nói với họ là bạn cho rằng nếu họ gặp phải việc này thì cần xử lý ra sao.
Làm như vậy không những giúp bạn hiểu rõ
thái độ của họ đối với tình hình công việc của bạn hiện nay như thế nào, mà còn có thể giúp họ thấy rõ
tư tưởng của bạn, thiết lập mối quan hệ
ổn định và
chân thành hơn giữa bạn và cấp trên, cuối cùng sẽ càng ngày càng được xem trọng và tiến xa hơn trong
sự nghiệp.
2. Chỉ thừa nhận những gì mà bạn có thể làm được
Lời nói và
hành động không giống nhau chính là
sai lầm lớn nhất trong công việc của bạn. Mọi người đều vẽ lên rất nhiều
kế hoạch lớn nhưng mười phần thì chín phần không làm được. Không ý thức được sự khoe mẽ chính là gốc rễ của sai lầm. Vì vậy, điểm quan trọng của việc quản lý tốt quan hệ đối với cấp trên đó chính là quản lý sự
kỳ vọng.
Nhưng khi mà bạn phát hiện ra bản thân không đạt được kỳ vọng của sếp thì tốt nhất là nên nói ra, có điều trước khi nói ra lời thật thì nên
chuẩn bị những
giải pháp thay thế có thể khắc phục.
3. Hiểu rõ không có điều gì được gọi là hiển nhiên
Luôn cho mọi điều đều là lẽ tất nhiên thường là că nguyên của tất cả sai lầm.
Nếu bạn phát hiện bản thân nghĩ rằng mọi điều xảy ra đều là lẽ tất nhiên, vậy thì nên xem xét lại bản thân mình thật kỹ. Trên đời sẽ chẳng có gì là tất nhiên cả. Vì
con người chính là sự vật tạo ra mọi vấn đề.
4. Luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng
Luôn luôn trong tư thế sẵn sàng, đây chính là
quy tắc vàng trong hành sự.
Bởi vì bạn mãi mãi không biết được rằng cấp trên của bạn sẽ mở một cuộc họp khẩn cấp vào lúc nào, trong cuộc họp sẽ hỏi tới vấn đề nào mà bạn không biết.
Thời khắc đó, nếu như bạn
trả lời không được, bọn họ nhất định sẽ rất thất vọng về bạn, bạn cũng sẽ cảm thấy rằng bạn vừa nhận một cú giáng thật đau và sẽ không còn
tâm trí làm việc.
Giải quyết cho vấn đề này chính là
kỷ luật. Ngay cả khi cấp trên không quản lý bạn thì bạn cũng nên tự quản lý mình thật tốt. Mỗi tuần có thể tự mình đi tổng kết mọi việc, lần sau khi bàn việc, bạn sẽ nắm rõ hơn về các vấn đề cần nói và những việc không cần nói.
Chủ động xử lý tốt công việc hằng ngày, mỗi khi đứng trước cấp trên đều phải chuẩn bị sẵn mọi đáp án cho các vấn đề mà không phải là đề xuất vấn đề với họ.
5. Biết đặt mình vào vị trí của người khác để tham khảo
Luôn đặt mình vào vị trí của cấp trên để
phán xét. Nếu tôi là sếp, tôi thuê một người giống như vậy về làm việc thì có
hài lòng không, có sớm đuổi việc anh ta không?
Lúc đầu sếp của bạn sẽ đặt ra các quy tắc đối với công việc mà bạn xử lý, nhưng hoàn thành được đến đâu thì đấy là
do năng lực của bạn. Có thể bạn sẽ không đạt được kỳ vọng của họ hoặc có thể là đạt được, hoặc là có thể dùng phương thức riêng của bạn để xử lý vấn đề.
Cuối cùng, điều mà tôi muốn mọi người
ghi nhớ đó là: Một mối quan hệ trong công việc lành mạnh luôn có hai chiều. Bạn không chỉ là phía bị quản lý mà còn có thể dùng phương pháp riêng của mình để ảnh hưởng tới cấp trên.
Hãy thử triển khai các đề xuất này và bạn chắc chắn sẽ nhận thấy những gì đang
thay đổi một cách lặng lẽ.