Bạn phải tin: Cuộc sống vốn dĩ là không công bằng

02/04/2018   2.813  4/5 trong 3 lượt 
Bạn phải tin: Cuộc sống vốn dĩ là không công bằng
Chúng ta thường nghĩ rằng xã hội sẽ khen ngợi những người làm việc tốt nhất. Nhưng thật không công bằng, thực tế thì thành tích sẽ phụ thuộc vào số lượng người bạn gây ảnh hưởng.


Cuộc sống là một cuộc cạnh tranh

 
Dù không muốn thừa nhận thì chúng ta đều đang cạnh tranh với nhau. Hầu hết các thành tựu chỉ được chú ý khi được đem ra so sánh. Bạn bơi nhanh hơn, xa hơn, bạn nhảy giỏi hơn, bài trên Facebook của bạn có nhiều likes hơn bình thường. 
 
Tất nhiên đây là điều khó chấp nhận. 
 
Do đó chúng ta thường xuyên trấn an nhau "Hãy cố gắng hết sức" hay "Đối thủ lớn nhất là chính bản thân bạn". Những lời động viên này được thiết kế với mong muốn bạn sẽ cố gắng hơn. Tuy nhiên, nếu cạnh tranh không thực sự quan trọng thì còn ai cần tranh đấu nữa.
 
May mắn thay, chúng ta không sống trong thế giới mà mọi người phải hạ bệ lẫn nhau để nâng mình lên. Thêm nữa, nền văn minh hiện đại đã đem đến rất nhiều cơ hội, đủ cho chúng ta nắm bắt mà không phải cạnh tranh trực tiếp với nhau.
 
Tuy vậy, bạn đừng có ảo tưởng rằng không có cuộc cạnh tranh nào diễn. Người ta vẫn đua nhau mặc đẹp để có người yêu, đi phỏng vấn để giành công việc. 
 
Nếu từ chối cạnh tranh xảy ra thì bạn sẽ là người thua cuộc. Mọi nhu cầu đều có một mức độ cạnh tranh nhất định. Điều tốt đẹp nhất chỉ thuộc về những người sẵn sàng chiến đấu vì nó.
 

Bạn bị đánh giá qua những điều bạn làm chứ không phải những thứ bạn nghĩ

 
Xã hội phán xét con người qua những điều họ có thể làm cho người khác. Bạn có khả năng cứu người ra khỏi đám cháy, phẫu thuật chữa khối u hay khiến cả đám đông bật cười hay không? Đó là giá trị của chính bạn.
 
Nhưng bản thân bạn lại hay đánh giá mình theo suy nghĩ. "Tôi là một người tốt mà", "Tôi rất tham vọng" hay "Tôi có thể làm tốt hơn thế". Những suy nghĩ này có thể an ủi bạn nhưng đó không phải là cách xã hội nhìn nhận. Đó thậm chí cũng chẳng phải cách ta nhìn nhận người khác.
 
Chính xác thì bạn có thể và đã làm gì cho thế giới này? Sự ngưỡng mộ xã hội dành cho ta đến từ quan điểm của họ về ta. Người giúp việc chăm chỉ sẽ ít được xã hội ghi nhận hơn nhà môi giới chứng khoán tàn nhẫn. Một nhà nghiên cứu ung thư được ít người biết đến hơn một siêu mẫu. Tại sao vậy? Vì những khả năng đó hiếm hơn và ảnh hưởng đến nhiều người hơn.
 
Chúng ta thường nghĩ rằng xã hội sẽ khen ngợi những người làm việc tốt nhất. Nhưng trong thực tế, thành tích sẽ phụ thuộc vào số lượng người bạn gây ảnh hưởng. 
 
Bạn viết một cuốn sách, nhưng không được xuất bản, chẳng ai biết bạn là ai. Viết truyện Harry Potter, J.K. Rowling được cả thế giới biết đến. 
 
Cứu một mạng người, bạn là anh hùng xóm nhỏ, nhưng chữa được bệnh ung thư, bạn sẽ trở thành huyền thoại. Thật không may, quy luật tương tự đúng với mọi tài năng và cả tai tiếng.
 
Có thể bạn căm ghét điều này nhưng thực tế là vậy. Người ta đánh giá bạn qua khả năng cũng như số người bạn có thể ảnh hưởng. Nếu không chấp nhận thực tế thì hẳn bạn đang cảm thấy cả thế giới quay lưng với mình.
 

Quan niệm công bằng của ta mang tính tư lợi

 
Con người muốn thiết lập quyền lực đạo đức. Đó là lý do tại sao trận đấu có trọng tài mà tòa án thì có thẩm phán. Từ khi sinh ra ta đã nhận thức được đúng sai, ta kỳ vọng thế giới cũng tuân theo quy luật như vậy. Cha mẹ hay thầy cô đều dạy chúng ta: Ngoan đi rồi sẽ có thưởng.
 
Nhưng đời nào có như mơ. Bạn học hành chăm chỉ nhưng vẫn thi rớt. Bạn làm việc chăm chỉ nhưng không được thăng chức. Bạn yêu người ta say đắm nhưng chẳng hề được đáp lại.
 
Vấn đề không phải đời bất công mà do bạn đang hiểu sai về khái niệm công bằng. Hãy nhìn nhận lại về người con gái bạn thích nhưng không đáp lại tình cảm của bạn. Chẳng qua bạn cũng chỉ là một trong số hàng ngàn người cô ta tiếp xúc. 
 
Một vài điều có thể là quan trọng với bạn, nhưng với người khác chúng lại hoàn toàn vô nghĩa.
 
Tương tự, bạn hay tranh cãi với cấp trên hay cha mẹ vì thấy những phán xét của họ thật bất công hay ngu ngốc. Bởi họ không có đồng quan điểm với bạn. Nhưng nghĩ lại xem, họ là những người khác bạn, có hoàn cảnh, suy nghĩ khác bạn, và có thê họ biết những vấn đề mà bạn không biết.
 

Tại sao cuộc sống không công bằng?

 
Cuộc sống sẽ thế nào nếu thực sự công bằng với tất cả mọi người? 
 
Các công ty chỉ đóng cửa nếu tất cả nhân viên đều tồi tệ, mối quan hệ chỉ có thể chấm dứt khi cả hai đều qua đời hay mưa chỉ rơi xuống đầu kẻ xấu?
 
Lý tưởng về sự công bằng khó mà đạt được. Đó chỉ là vỏ bọc của sự mơ mộng viển vông.

Quảng cáo

Theo Cafebiz

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

7 điều kì quặc làm nên nền giáo dục số 1 thế giới ở Phần Lan
Không có bài tập về nhà, không có các kỳ thi, không chấm điểm học sinh từ lớp 1 đến lớp 3... chỉ là một trong số rất nhiều điều "kì quặc" của nền giáo dục số 1 thế giới này.

Tuổi trẻ ngại gì nhảy việc?
Câu hỏi là bạn có chịu chấp nhận cho bản thân mình bị mai một và nhạt nhẽo để hưởng lấy hai chữ "thái bình" không?

8 điều hãy nghĩ đến khi bạn bị bế tắc
Khi cuộc sống trở nên khó khăn và bế tắc đặt tay lên ngực và tự nhủ với bản thân rằng: Đừng lo mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.

Có thể bạn cần

Bài học về thứ không mua được bằng tiền

Bài học về thứ không mua được bằng tiền

Nếu giá trị thời gian, tiền không đo đếm được, thì giá trị của cuộc đời, thời gian cũng không đo đếm được.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ