Những điều khiến nhân viên xem thường bạn

01/09/2016   3.224  4.5/5 trong 3 lượt 
Những điều khiến nhân viên xem thường bạn
Nhân viên có thể không thích bạn, không sợ bạn hoặc là đôi lúc lớn tiếng với bạn trong buổi họp. Nhưng đừng bao giờ khiến họ xem thường bạn.


Nhân viên có thể không thích bạn, không sợ bạn hoặc là đôi lúc lớn tiếng với bạn trong buổi họp. Nhưng đừng bao giờ khiến họ xem thường bạn. Trong tâm lý học, sự xem thường được xem là cái kết đắng cho bất kỳ mối quan hệ nào. Nếu bạn không muốn trở thành lý do nghỉ việc của nhân viên thì hãy tránh những sai lầm sau. Đó cũng là lý do khiến nhân viên đánh mất hết sự tôn trọng dành cho bạn.
 

Bạn không tôn trọng nhân viên
 

Hãy đối xử với mọi người như các cách bạn muốn được đối xử. Nếu bạn xem nhân viên không ra gì thì làm sao có thể mong đợi sự tôn trọng ngược lại từ họ. Theo khảo sát của HBR, hơn 54% nhân viên không cảm thấy được sếp và công ty trân trọng mà bị đối xử như một công cụ làm việc. Điều này cực kỳ tai hại nếu muốn nhân viên cống hiến hết mình cho công việc và giữ chân họ. 
 
Luôn phớt lờ những ý kiến đóng góp của nhân viên trong cuộc họp, la mắng nhân viên trước mặt khách hàng hay không bao giờ ghi nhận thành tích là những dấu hiệu bạn không tôn trọng nhân viên của mình như họ đáng được.
 

Bạn thường đổ lỗi cho nhân viên
 

Một người quản lý tốt luôn nhận một phần trách nhiệm về phía họ và luôn nhường thành tích cho nhân viên. Việc đổ lỗi cho người khác không chỉ là hành vi không thể chấp nhận trong công việc mà ở vị trí quản lý nó thể hiện tư cách của người đó.
 
Điều này không có nghĩa là bạn lãnh hết tội trạng về phía mình mà đơn giản là thừa nhận phần trách nhiệm ở phía mình với tư cách quản lý. Sai lầm trong công việc là điều không ai mong muốn vì vậy nếu nhân viên mắc lỗi, trước khi phê bình hãy cho họ cảm thấy được sếp sát cánh vượt qua.
 

Bạn kìm hãm nhân viên trong khuôn khổ do chính bạn đặt ra
 

Người lãnh đạo giỏi sẽ tuyển những người thông minh hơn anh ấy và cho phép họ thể hiện năng lực của mình tối đa. Khi đạt đến một mức kinh nghiệm và năng lực đủ cao, nhân viên của bạn cần được trao quyền quyết định trong công việc thay vì liên tục phải báo cáo với bạn để hỏi xin quyết định. Hãy cho phép họ tự do quản lý thời gian và công việc của mình thay vì phải làm theo những lịch trình của bạn đề ra.
 
Phong cách quản lý chi li nhất cử nhất động của nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy bị mất kiểm soát và kìm hãm năng lực. Một người làm việc hiệu quả cao nhất khi tinh thần được thoải mái tự do. Cảm giác ép buộc vì dù bất cứ lý do gì sẽ giết chết nhiệt huyết và hiệu quả làm việc của nhân viên.   
 

Bạn nói một đằng, làm một nẻo
 

Bạn mong đợi nhân viên luôn theo kịp deadline, luôn sáng tạo trong công việc, luôn chăm chỉ làm việc…. Nhưng bạn có đang làm được điều tương tự?
 
Với tư cách là quản lý, bạn chính là tấm gương để nhân viên thực hành theo. Đừng bao giờ nghĩ rằng vì mình là sếp thì mình có quyền là trường hợp ngoại lệ. Nhân viên sẽ đánh giá tư cách và lời nói của bạn qua hành động mà bạn thể hiện không phải qua lời nói. Và còn gì tệ hại hơn khi lời nói và hành động không thống nhất với nhau. Lúc này, bạn không khác gì một kẻ nói dối.
 

Bạn thực sự không đủ năng lực
 

Năng lực ở đây được thể hiện ở cách quản lý nói chung, cách tư duy và tầm nhìn xa trong công việc. Nếu bạn không chứng tỏ được những điều này với nhân viên thì khả năng họ đánh giá thấp bạn là điều dễ hiểu. Trong trường hợp này, nguy cơ rất lớn là nhân viên sẽ rời bỏ công ty vì không lý do gì ở lại với một người sếp mà mình chẳng học hỏi được gì. 
 
Sai lầm của nhiều người là cho rằng mình là sếp tức mình giỏi hơn nhân viên. Ở bất kỳ vị trí hay cấp độ, việc liên tục học hỏi, phát triển bản thân cũng như kỹ năng quản lý là điều cần thiết trong suốt con đường sự nghiệp.
 

Lời kết:
 

Sự tôn trọng của một người dành cho ai đó là do họ xứng đáng có được. Nếu bạn muốn có được sự tôn trọng của nhân viên, hãy cư xử sao cho dành được điều đó. Đừng nghĩ rằng là sếp là lãnh đạo tức nhân viên buộc phải tôn trọng bạn. Như đã nói ở trên, một mối quan hệ mà không có chỗ cho sự tôn trọng thì kết cục sẽ chẳng bao giờ tốt đẹp.

Quảng cáo

Theo hrinsider.vietnamworks

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Chân dung nhà lãnh đạo thời hiện đại
Dân văn phòng muốn được cân nhắc lên các vị trí quản lí ngày nay cần phải cập nhật cho mình gì?

6 lợi ích béo bở của khởi nghiệp mang lại cho bạn
Từ bỏ một công việc ổn định để khởi nghiệp là quyết định không mấy dễ dàng, đòi hỏi bạn cần phải có sự cam đảm chấp rủi ro bởi không phải ai khởi nghiệm cũng thành công.

Đã không tăng lương thì tội gì phải tận tâm cống hiến?
"Đã không tăng lương thì tội gì phải tận tâm cống hiến": Chính suy nghĩ buông thả ngốc ngếch ấy đang hủy hoại tiền đồ của bạn

Có thể bạn cần

Triết lý sống sâu sắc về cho đi và nhận lại

Triết lý sống sâu sắc về cho đi và nhận lại

Hai câu chuyện triết lý sống dưới đây sẽ khiến bạn có cách nhìn khác về cuộc sống.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ