Quản lý nhân sự: 5 sai lầm phổ biến của doanh nhân mới

30/06/2016   2.994  4.33/5 trong 3 lượt 
Quản lý nhân sự: 5 sai lầm phổ biến của doanh nhân mới
Nhiều người trở thành doanh nhân vì nó cho phép họ trở thành sếp. Đó là một vị trí nghe có vẻ hấp dẫn trên giấy tờ, nhưng trong thực tế, quản lý con người khó khăn hơn rất nhiều so với hình dung của hầu hết các doanh nhân đang nhiều khát khao.

 Giá cả, luật pháp và thị trường đều có thể lập thành các điều khoản, lượng hóa và dự đoán, nhưng bạn không thể phân tích vấn đề nhân sự theo cách đó. Điều này khiến việc có được một chiến lược quản lý thành công rộng rãi gần như không thể đạt được. Mặc dù nhiều doanh nhân mới tự thuyết phục bản thân rằng công ty của họ sẽ hoàn toàn khác và nhân sự của họ sẽ rất hạnh phúc được làm việc ở đó, nhưng sự thật là hầu hết các chủ doanh nghiệp đều không chuẩn bị để quản lý thành công, và cuối cùng đã mắc những sai lầm nghiêm trọng.
 
Dưới đây là một số sai lầm phổ biến trong quản lý nhân sự của các doanh nhân mới:
 

1. Tạo ra nền văn hóa thiếu cân bằng

 
Khi mới khởi nghiệp, bạn có thể mong muốn tạo ra một nền văn hóa làm việc không căng thẳng. Bạn có thể tạo ra một nơi làm việc không có giờ giấc cụ thể hoặc có những kỳ nghỉ không hạn chế hoặc bạn có thể làm theo cách của mình để đảm bảo rằng từng người được bạn tuyển có thể làm bạn với tất cả những người khác.
 
Những cách tiếp cận hiện đại và thực tế đối với văn hóa công sở này sẽ rất hiệu quả trong việc nâng cao động lực và mức độ hài lòng đối với công việc, nếu nó cân bằng với các nguyên tắc cơ cấu và kỳ vọng chuyên môn. Hãy nhớ rằng, văn hóa công sở của bạn cần phải cân bằng.
 

2. Tuyển dụng quá nhanh

 
Một công ty đa quốc gia lớn có hơn 100 ngàn nhân viên có thể có vô số quyết định tuyển dụng tồi, nhưng một công ty khởi sự với đội ngũ ban đầu chỉ gồm 5 người không thể mắc sai lầm xa xỉ như thế được. Là một doanh nhân mới nên thật dễ hiểu khi bạn hào hứng muốn mọi việc diễn ra càng nhanh càng tốt, nhưng bạn không thể vội vàng trong quyết định tuyển dụng ban đầu của mình.
 
Các thành viên đầu tiên trong đội ngũ của bạn sẽ là những người giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn ban đầu của công ty, vì vậy các kỹ năng, động lực và tính cách của họ sẽ quyết định con đường của bạn sẽ thành công hay thất bại. Hãy dành thời gian lựa chọn các ứng viên cẩn thận và chỉ đưa ra quyết định khi bạn đã dành thời gian nghiêm túc cân nhắc các phương án lựa chọn.
 

3. Không đưa ý kiến phản hồi

 
Có rất nhiều lãnh đạo không phản hồi ý kiến của nhân viên, nhưng lý do cũng rất đa dạng. Một số không thoải mái với việc đưa ra lời chỉ trích. Một số không biết cách đưa ra ý kiến phản hồi một cách hiệu quả. Những người khác thì muốn các nhân viên xử lý mọi việc một cách độc lập. Những lý do này đều không tốt.
 
Ý kiến phản hồi sẽ giúp các nhân viên của bạn tiếp tục bước tiếp và đi đúng hướng. Phản hồi giúp bạn củng cố những thói quen làm việc tốt, dần loại trừ các thói quen làm việc xấu và khiến các nhân viên lúc nào cũng có động lực làm việc. Không có ý kiến phản hồi đó, các vấn đề của bạn sẽ tiếp tục leo thang, các nhân viên của bạn sẽ đi chệch hướng và kỷ luật lao động chắc chắn giảm.
 

4. Phớt lờ các cá nhân

 
Thật dễ nghĩ rằng nhân viên của bạn chỉ là "nhân viên" hoặc là những người trong "đội ngũ" của bạn dù họ được bạn tuyển và được kỳ vọng làm việc cùng nhau theo bản sắc thương hiệu của công ty bạn. Nhưng mỗi người vẫn là một cá nhân và hoàn toàn khác biệt với các cá nhân khác. Mỗi người đều có thế mạnh, điểm yếu và phong cách làm việc riêng, đòi hỏi phải có cách quản lý riêng.
 
Cố gắng dùng một kiểu chiến lược quản lý đối với tất cả các nhân viên như tạo động lực cho họ theo cùng một cách hoặc đưa ra cùng một kiểu ý kiến phản hồi là một sai lầm to lớn. Hãy quan tâm tới từng cá nhân và điều chỉnh các chiến lược của bạn cho phù hợp với họ.
 

5. Không để mọi người làm những việc họ làm giỏi nhất

 
Nếu muốn thành công, bạn cần học cách để mọi người làm công việc được giao theo cách của riêng họ, và đừng để họ bị sao lãng công việc đó. Điều đó có nghĩa là bạn không thể làm thay phần việc của họ (dù ý định của bạn là tốt), bạn không thể làm vướng tay chân họ bằng những công việc không liên quan tới lĩnh vực chuyên môn của họ và bạn không thể quản lý vi mô khi họ đã có kế hoạch làm việc cụ thể.
 
Công việc của bạn là đặt ra định hướng và giao việc, nhưng trong phần lớn công việc của mình, bạn cần tin tưởng đội ngũ của mình sẽ hoàn thành các trách nhiệm của chính họ và tập trung vào bức tranh lớn của công ty.
 
Đây đều là những kinh nghiệm đau thương, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể tránh được chúng. Bạn không thể đoán biết mỗi người sẽ hành động thế nào trong mọi tình huống, nhưng bạn có thể chuẩn bị cho chính mình và công ty đối phó với những thách thức về nhân sự có thể nảy sinh. Hãy học từ những sai lầm của những người khác và đừng đánh giá thấp trách nhiệm của người quản lý bộ phận nhân sự trong công ty mới của bạn.

Quảng cáo

Theo DNSG

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

6 quan niệm sai lầm trong quản lý nhân viên
Có một số quan niệm tưởng chừng đã trở thành “chuyện không phải bàn cãi” nhưng thật ra lại là những suy nghĩ sai lầm. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng có thể vướng vào những suy nghĩ như thế về các vấn đề quản lý và động viên nhân viên, về sự gắn kết họ và giúp họ thành ...

Lãnh đạo là gì?
Trong thế giới động vật, luôn có con đầu đàn. Con này có 2 nhiệm vụ chính là (1) giúp bầy (đàn) của mình chống lại kẻ thù, không bị chết; và (2) là giúp bầy (đàn) của mình tìm chỗ có thức ăn ngon, no, không bị đói.

Tối hậu thư cho 1 nhân viên đi trễ
Đây là thư cuối cùng của anh về vấn đề này. Nếu em có đi trễ lần tiếp theo thì tự động đến phòng nhân sự nhận hồ sơ đi về. Mọi vị trí đều có thể thay thế. Mọi kinh nghiệm đều có thể đào tạo.

Dượng Tony

Có thể bạn cần

7 điều đúc kết của cuộc sống, ai đọc rồi cũng đều tâm đắc khen hay

7 điều đúc kết của cuộc sống, ai đọc rồi cũng đều tâm đắc khen hay

Cuộc sống là một chặng đường dài, mỗi chúng ta sau khi trải qua những sóng gió của cuộc đời, sẽ rút ra cho mình những bài học tâm đắc. 7 điều đúc kết dưới đây, hoặc ít hoặc nhiều đều sẽ có điểm đúng cho tất cả chúng ta.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ