11 luật ngầm chốn công sở bạn nhất định phải biết

15/10/2018   2.904  4.75/5 trong 2 lượt 
11 luật ngầm chốn công sở bạn nhất định phải biết
Giỏi thôi chưa đủ, biết ý sếp, mọi thứ sẽ dễ thở hơn.


1. Muốn tăng lương? Bạn phải tự mở lời 

 
Chuyên gia tâm lý tại nơi làm việc của Mỹ đã khảo sát 377 trong 500 công ty lớn trên thế giới và phát hiện ra rằng: Ngoài việc tăng lương vào cuối năm theo thông lệ, mặc dù 72% các sếp không tăng lương vào ngày thường cho nhân viên, nhưng vẫn có đến 54% số nhân viên được “phá lệ tăng lương”. 
 
Điều kiện trước tiên là bạn phải chủ động đề nghị tăng lương. Chuyên gia tâm lý tại nơi làm việc liên tục nhắc nhở: Suy nghĩ “chỉ cần thể hiện thật tốt, công ty sẽ trả thêm cho tôi” là một sự ảo tưởng, trong cuộc chiến khốc liệt tại nơi làm việc, nhà tuyển dụng và người lao động luôn thuộc về mối quan hệ đối lập. Nếu muốn tăng lương, bạn nhất định phải chủ động đề nghị. 
 
Gợi ý: Trước khi muốn tăng lương, đầu tiên phải chắc chắn rằng bản thân đã làm việc xuất sắc! Bên cạnh đó, khi thương lượng mức lương với công ty, nhất định đừng “uy hiếp” sếp, ví dụ những câu như “không tăng lương cho tôi, tôi nghỉ làm”, bề ngoài trông sếp khá bình tĩnh, nhưng bên trong rất không hài lòng, cho dù miễn cưỡng tăng lương cho bạn, sếp cũng sẽ có khúc mắc về bạn. 
 

2. Trong mắt sếp, trung thành quan trọng hơn thông minh 

 
Một cuộc khảo sát hơn 4.000 nhân viên văn phòng trên khắp thế giới cho thấy: Khi công ty công bố danh sách các nhân viên được thăng chức, hơn một nửa trong số họ cảm thấy rất bất ngờ. Điều đó cũng có nghĩa là: Đến cuối cùng nhân viên có cơ hội thăng tiến thường không phải là những người có năng lực giỏi nhất, trái lại những người không mấy nổi bật lại có nhiều khả năng được thăng chức hơn. 
 
Chuyên gia tâm lý phân tích rằng những nhân viên nổi bật tại nơi làm việc thường tạo ra thành tích tuyệt vời, nhưng trong mắt sếp, có một điều còn quan trọng hơn khả năng làm việc, đó chính là thái độ làm việc. Nhất định đừng tỏ ra kiêu căng, cho rằng chỉ cần làm tốt công việc của mình, đạt được thành tích xuất sắc thì có thể thăng tiến. 
 
Nếu trong công việc thường ngày sếp cảm thấy bạn là một người phô trương và khoe khoang, không đáng để tin cậy thì cho dù bạn tài giỏi thế nào cũng không thể ngồi lên vị trí cao hơn. Nhất định phải ghi nhớ câu nói của nhà tâm lý học người Mỹ Roberts Heim: Đứng trước sự thông minh và lòng trung thành, lựa chọn của các sếp luôn nằm ở vế sau. 
 
Gợi ý: Khả năng xuất sắc có thể đảm bảo bạn giữ vị trí hiện tại của mình được an toàn, nhưng nó không đủ sức để đẩy bạn lên một vị trí cao hơn. Trong lúc nỗ lực làm việc, hãy dành thời gian để thay đổi suy nghĩ của sếp, để sếp hiểu được lòng trung thành và độ tin cậy của bạn. 
 

3. Muốn thăng chức, hãy cứ để sếp mở lời 

 
Cuộc khảo sát cũng cho thấy một hiện tượng quan trọng: 82% nhân viên được thăng chức đều do sếp chủ động đề nghị. Các chuyên gia tâm lý tại nơi làm việc đã chỉ ra: Nếu như sếp muốn thăng chức cho bạn, các yếu tố cần được xem xét không chỉ giới hạn trong khả năng của bạn mà còn phụ thuộc vào các mối quan hệ, triển vọng, thậm chí cả tình trạng cuộc sống riêng tư của bạn. 
 
Nhân viên không thể xem xét vấn đề ở một tầm cao như sếp, mà vị trí cao hay thấp của các nhân viên trong công ty lại quyết định hình tượng của sếp. Đối với bạn mà nói, thăng chức là một chủ đề nhạy cảm, đối với sếp mà nói điều đó càng nhạy cảm hơn! Nếu như bạn mong muốn được đề bạt, tốt nhất là đừng nói thẳng mặt, như vậy sẽ chỉ làm khó sếp, cách hiệu quả là biểu hiện tốt nhất có thể, đồng thời nói bóng gió một chút, để sếp đưa ra lời đề nghị với bạn. 
 

4. Sếp không thích yêu đương tại nơi làm 

 
Chuyên gia tâm lý học phương Tây ví yêu đương tại nơi làm như “kết hôn với họ hàng thân thiết”, trừ khi bạn đang ở chức vụ cao, có đủ không gian và quyền lực để đường hoàng hẹn hò với cấp dưới có chức vụ chênh nhau khá xa. 66% các sếp công khai thừa nhận rằng “chuyện yêu đương của cấp dưới sẽ làm ảnh hưởng đến sự thăng tiến của họ tại công ty”. 
 
Các chuyên gia nghiên cứu về tâm lý tại nơi làm việc phát hiện ra rằng những người yêu đương tại văn phòng thường phải đối mặt với ba kết cục sau: 34% chia tay; 52% một người rời khỏi công ty hoặc cả hai cùng rời khỏi; 14% còn lại mặc dù trông bình thường, nhưng khả năng thăng tiến trong vòng ba năm của một trong số họ chỉ có 22%. 

Gợi ý: Cho dù bạn thừa nhận hay không, một khi bạn rơi vào một mối quan hệ yêu đương tại nơi làm, cơ hội thăng tiến của cả hai bạn đều sẽ sụt giảm đáng kể. Nếu như bạn chọn tình yêu thay vì sự nghiệp, tốt nhất là nhân lúc che đậy chuyện yêu đương, hãy sớm có kế hoạch nhảy việc, tạo không gian để công ty và bản thân có thể lựa chọn. 
 

5. Chức vụ và mức lương khi vào làm rất quan trọng 

 
Vào công ty lớn để tích lũy kinh nghiệm nên bạn bằng lòng tự giảm mức lương và chức vụ? Hầu hết các sếp đều sẽ nói với bạn rằng: “Lương mới vào làm không quan trọng, chỉ cần anh chị cố gắng làm việc, thù lao nhất định sẽ tăng lên”, có thể bạn cho rằng giữa hai chức vụ có tính chất và cường độ công việc khá giống nhau, chỉ khác ở cấp bậc cao thấp là vì được quyết định bởi thứ tự người đến trước, người đến sau. 
 
Nhưng đừng quên, chức vụ và mức lương khi vào làm quyết định vị trí của bạn trong công ty, có nhiều biến số tại nơi làm việc, sau này có thể bạn cần phải nỗ lực nhiều hơn người khác gấp mấy lần mới có thể thăng chức một lần nữa! 
 
Gợi ý: Khi mới vào làm, chăm chỉ nhiều hơn nên mong muốn mức lương cao hơn một chút là chuyện thường tình, nhưng xin nhắc nhở bạn, trước khi mở lời tốt nhất hãy xem xét cẩn thận khả năng và sức ảnh hưởng của mình, tránh "chữa lợn lành thành lợn què". 
 

6. Nên cẩn thận khi xin phép nghỉ ốm 

 
Nghỉ ốm là chế độ hợp lý của công ty, dưới sự ràng buộc của luật lao động, công ty không thể không tuân thủ, nhưng một cuộc khảo sát tại Singapore lại phát hiện 73% các sếp sẽ không thăng chức cho những nhân viên thường xuyên xin phép nghỉ ốm. 
 
Lý do rất đơn giản, thường xuyên nghỉ ốm cho thấy tình trạng sức khỏe của bạn đang có vấn đề, cơ thể không được khỏe mạnh, làm thế nào đối mặt với công việc cường độ cao và căng thẳng?Mặc dù không nên mang bệnh đi làm, nhưng xin nghỉ ốm quá thường xuyên cũng khiến bạn lỡ duyên với việc thăng tiến. 
 
Gợi ý: Các chuyên gia chỉ ra rằng sẽ an toàn hơn nếu xin nghỉ phép vì bận thay vì nghỉ phép vì ốm. Nghỉ bận thì đột xuất, cho thấy bạn có việc gấp cần phải giải quyết, không mang tính chất lặp lại, còn nghỉ ốm có khả năng lặp lại, thường xuyên đánh vào ô nghỉ ốm, sếp sẽ phải toát mồ hôi về hiệu suất công việc và tình trạng sức khỏe của bạn! 
 
Nếu như không phải bệnh gì quá nghiêm trọng, đừng ngại cắt giảm khối lượng công việc một cách hợp lý trên cơ sở tiếp tục kiên trì làm việc, như thế có thể biểu hiện thái độ làm việc chân thành của bạn với sếp. 
 

7. Đừng kêu ca, cho dù nội dung kêu ca không liên quan đến công việc 

 
Tại nơi làm việc, giữa đồng nghiệp với nhau thường nói về các vấn đề riêng tư là điều khó tránh. Nhưng hãy nhớ rằng: Đừng phàn nàn quá nhiều tại nơi làm. Áp lực của mọi người ở đây đã đủ lớn rồi, nếu như bạn liên tục chuyển những thông tin tiêu cực đến đồng nghiệp như đồ đạc nhỏ trong nhà bị hỏng, bạn trai cứ trễ hẹn, cảm xúc tiêu cực của người khác cũng sẽ “đổ” lên đầu bạn.
 
Đừng quên, cho dù nội dung than phiền không liên quan đến công việc cũng sẽ để lại một ấn tượng tiêu cực cho người khác. Các sếp thích những nhân viên sống đơn giản hơn, than phiền quá nhiều sẽ làm họ cảm thấy cuộc sống của bạn toàn những chuyện vụn vặt và buồn rầu, không thích hợp để ngồi lên vị trí cao hơn.
 
Gợi ý: Nếu như thật sự không thể chịu đựng được, hãy hẹn đồng nghiệp kiêm bạn thân tại khu cà phê dưới lầu công ty rồi thoải mái chia sẻ.
 

8. Hãy nhớ rằng tại nơi làm không có tự do ngôn luận 

 
Trong mỗi cuộc họp, sếp đều nói rằng “mọi người hãy thoải mái nói ra ý kiến của mình”, nhưng hãy ghi nhớ, đây là một cái bẫy tại nơi làm việc, vốn không tồn tại một công ty có thể tự do ngôn luận. Nếu bạn không hài lòng với người đứng đầu bộ phận và phản ánh thẳng lên phòng làm việc của sếp, trừ khi bạn đã chuẩn bị kỹ càng cho việc từ chức và hành động đó chính là để lại “lời cuối” trước khi ra đi, còn không thì nhất định đừng làm thử! 
 
Ngay cả khi lời nói của bạn có lý lẽ lại có căn cứ, sếp cũng sẽ không vì một nhân viên bình thường mà sa thải hay trừng phạt người quản lý, thậm chí còn cho rằng bạn thuộc “phe phản động” làm ảnh hưởng đến bầu không khí của công ty, sớm muộn cũng sẽ âm thầm gây khó dễ cho bạn. 
 
Ngoài ra, khi trò chuyện tại nơi làm việc với các đồng nghiệp, nhất định phải thật cẩn thận, vì đến 76% các sếp thừa nhận có thói quen “nghe ngóng nhân viên trò chuyện”. 
 
Gợi ý: Khi nói chuyện với sếp nên chuẩn bị đề cương cho buổi trò chuyện trước. Nếu sếp đột nhiên gọi bạn vào phòng làm việc, nhất định phải nhớ rằng, trong lúc chưa rõ tình hình ra sao, nhất định phải giữ nguyên tắc “im lặng là vàng”. 
 

9. Chuyên viên nhân sự là một đôi tai của sếp 

 
Có vấn đề cứ đến tìm chuyên viên nhân sự? Vai trò của chuyên viên nhân sự là điều hòa mối quan hệ giữa sếp và nhân viên? Hầu hết “sổ tay nhân viên” trong công ty đều được in những dòng này, nhưng bạn đừng bỏ qua một vấn đề quan trọng: Bạn và chuyên viên nhân sự đều có cùng một lãnh đạo cao nhất, là sếp lớn của công ty; chuyên viên nhân sự cũng đang nỗ lực làm việc để có được cơ hội thăng tiến. 
 
Điều đó cũng có nghĩa là: Cho dù nhân sự trong công ty trông thân thiện như thế nào, bạn cũng phải nhận ra rằng cuộc trò chuyện giữa bạn và họ nhất định sẽ vào tai sếp lớn. Cho dù bạn phàn nàn về người quản lý bộ phận, chuyên viên nhân sự cũng sẽ trên danh nghĩa “điều hòa công việc và quan hệ”, báo cáo lại với trưởng bộ phận của bạn. 
 
Đừng bày tỏ sự bất mãn với hành vi “tiết lộ” của chuyên viên nhân sự, nếu ở vị trí của họ, bạn cũng sẽ làm những việc như vậy. 
 

10. Đừng một mực lấy lòng đồng nghiệp 

 
Công ty có không ít “người tốt”, hầu hết trong số họ đều bị cách sinh hoạt nhiều năm tại nơi làm việc mài mòn hết mọi cái gai trong người, họ mỉm cười thân thiện với tất cả mọi người và hiếm khi nói “không” với các đồng nghiệp. Một người như vậy thành tích công việc sẽ không kém, trông bên ngoài cũng rất được mọi người yêu thích. 
 
Nhưng hành vi “người tốt” này lại được các nhà tâm lý gọi là “tống tình” tại nơi làm việc. Họ đối xử rất tốt với tất cả mọi người, thật ra là muốn nhận được sự hồi đáp cao hơn từ bạn! Nếu bạn không thể đáp ứng được kỳ vọng của họ, không chỉ bứt rứt trong lòng, bạn cũng khiến họ thất vọng sâu sắc. Hãy nhớ, một mực lấy lòng người khác, cuối cùng bạn sẽ mất đi sự tôn trọng của mọi người dành cho bạn. 
 
Gợi ý: Khi đồng nghiệp yêu cầu bạn làm quá nhiều việc, nếu ngoài khả năng giúp đỡ thì đừng nhận chúng, vả lại thái độ lúc nói “không” cần phải kiên định. Nên để lại một chút thời gian cho bản thân để tận hưởng cuộc sống thật trọn vẹn, suy cho cùng công việc không phải là toàn bộ mà chỉ là một phần của cuộc sống. 
 

11. Hiệu quả công việc phải để mọi người đều biết

 
Đúng thế, thành tích công việc của bạn tuyệt vời, các mối quan hệ cũng tốt đẹp, nhưng vì sao sếp vẫn lãnh đạm với bạn? Phải biết rằng, thế giới của sếp lớn hơn bạn nhiều, cái mà sếp thấy là toàn cục, là hiệu suất của vô số nhân viên, còn bạn chỉ phải đối mặt với chính mình. 
 
Nếu bạn không quảng bá thành tích công việc của mình đúng cách, rất có thể sếp sẽ không biết đến. Không xử lý công việc theo cảm xúc là quy tắc chung tại nơi làm việc, nhưng số lượng lãnh đạo thật sự làm được điều này lại không nhiều. 
 
Các nhà tâm lý học cho rằng tại nơi làm việc, ấn tượng chủ quan sâu sắc hơn thành tích khách quan, đặc biệt là đối với các sếp nữ. Có lẽ bạn đã từng tự đặt câu hỏi: “Rõ ràng thành tích của người đó không tốt bằng mình, vì sao sếp tốt với người đó hơn mình?” 
 
Rất đơn giản, người đó biết cách quảng bá tối đa hóa thành tích khiêm tốn của bản thân! Nếu như bạn đã nắm vững chân lý tại nơi làm việc này, với thành tích xuất sắc và việc tự quảng bá chính mình, đương nhiên sẽ khiến cuộc đời sự nghiệp của bạn thêm nở hoa. 

Gợi ý: Cách quảng bá bản thân tốt nhất là thường xuyên giao tiếp, báo cáo tiến độ công việc của bạn với sếp bất cứ lúc nào. Tất nhiên, sử dụng các cơ hội riêng tư một cách thích hợp, kể với sếp về những câu chuyện nhỏ mà mình đã gặp tại nơi làm việc cũng sẽ mang đến hiệu quả không ngờ.

Xem thêm:

Quảng cáo

Theo Cafebiz

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

11 điều giúp một cô gái sống thật ngầu, thật hạnh phúc
Cách đàm phán tăng lương tốt nhất là: nâng cao năng lực; cách tốt nhất để yêu là: bản thân cần ưu tú trước; cách tốt nhất để kết bạn là: sức hút tự nhiên.

10 nguyên lý của Vĩ nhân giúp bạn thay đổi thế giới
Không cần nhiều lời giới thiệu thì chúng ta cũng biết Mahatma Gandhi là một vĩ nhân nổi tiếng thế giới. Ai cũng biết về ông và di sản của ông . Dưới đây là một số lời khuyên rất đáng lưu ý của ông.

Những lỗi trong giao tiếp cần tránh
Cơ thể của chúng ta cũng có những tiếng nói riêng và nó là một phần trong tính cách của từng người. Bất kỳ một cử chỉ nào của bạn cũng sẽ có những ý nghĩa nhất định với người đối diện.

Có thể bạn cần

Mô hình Coworking và sự trỗi dậy của thế hệ trẻ thích xê dịch

Mô hình Coworking và sự trỗi dậy của thế hệ trẻ thích xê dịch

Hiện nay, có rất nhiều người theo đuổi những công việc chuyên môn không nhất thiết phải làm việc trong một văn phòng bí bách với khung thời gian cố định mà thay vào đó, họ có thể lang thang khắp thành phố vừa tiêu tiền, vừa kiếm tiền.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ