Cuộc sống hiện đại khiến rất nhiều người luôn cảm thấy căng thẳng, vội vã và luẩn quẩn trong một vòng tròn chẳng hề có đích đến. Bạn cảm thấy mọi chuyện xảy ra thật phức tạp, chẳng thể nào tháo gỡ, thậm chí là đường cùng và dần dần, những khái niệm về "tích cực" biến mất hẳn trong suy nghĩ của bạn. Thực ra,
cuộc sống không hề khó "định nghĩa" như vậy, đơn giản chỉ là bạn đang khiến nó trở nên phức tạp mà thôi.
Có lẽ điều mà bạn cần lúc này không phải là cố gắng hoàn thành tất cả những công việc đang dở dang mà đó chính là chậm lại một chút, hít thở và suy nghĩ. Khi bạn làm quá nhiều việc trong một ngày, bạn sẽ không thể nhớ rõ những gì mình đã làm và cũng chẳng thể nào cảm thấy vui vì đã hoàn thành thứ gì đó được nữa. Bạn quá mệt và cần nghỉ ngơi ngay lập tức.
1. Trì hoãn
Không quá khó để hiểu vì sao sự chây ì, trì hoãn lại khiến chúng ta cảm thấy mọi thứ thật rối rắm, phức tạp: Các dự án liên tục đến ngày deadline, tài liệu xếp thành từng chồng, danh sách công việc kéo dài trong nhiều trang và một màn hình máy tính tràn ngập ghi chú..... Nếu chúng ta không làm những thứ cần làm tại những thời điểm mà chúng ta biết là nên hoàn thành chúng thì chắc chắn, chẳng mấy chốc mọi thứ sẽ trở nên hỗn loạn.
2. Lo lắng
"Worry is the mother of a complicated life" - Lo lắng chính là điểm khởi đầu của một cuộc sống phức tạp. Càng lo lắng nhiều, vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn và bạn chẳng thể nào đủ tỉnh táo để tìm ra cách giải quyết. Chắc chắn sẽ có những lần bạn đối mặt với một vài vấn đề nhỏ, thậm chí, chưa đủ để trở thành một vấn đề nhưng vì thói quen "bé xé ra to" nên bạn đã biến chúng trở thành nỗi ám ảnh. Thế nên, thay vì dành năng lượng để lo lắng thì hãy sử dụng nó để tìm ra các giải pháp.
3. Chờ đợi
Chẳng bao giờ có cái gọi là "thời điểm hoàn hảo cả", thế nhưng, rất nhiều người vẫn chờ đợi. Công việc này có vẻ không khả quan bây giờ nên hãy chờ lúc tốt hơn để thực hiện, ước mơ này còn xa vời quá nên hãy chờ một
thời gian nữa hay dự án này quá khó nên đừng vội làm.... Chúng ta đợi, đợi và cứ đợi trong khi ở thời điểm hiện tại, chúng ta có đủ thời gian, năng lượng và những sự hỗ trợ khác để hoàn thành chúng. Chậm lại một chút khi bạn mất thăng bằng hay không thể kiểm soát là điều rất tốt nhưng chờ đợi các cơ hội trong khi bạn đủ khả năng để nắm bắt nó ngay thì lại là điều quá lãng phí.
4. Nói có với tất cả mọi thứ
Bạn "say yes" với mọi thứ và với tất cả mọi người nhưng vấn đề nằm ở chỗ: bạn có thể khiến người khác hài lòng nhưng chính mình lại rất mệt mỏi. Thực hiện những điều đã cam kết rất tốt nhưng đừng quá nhu nhược vì bạn có quyền nói KHÔNG nếu không muốn. Bạn không thể nào làm vừa ý tất cả mọi người được đâu.
5. Phụ thuộc vào người khác
Nghe có vẻ hơi khó tin nhưng hãy
thành thật rằng hầu hết những điều đã làm, chúng ta đều muốn người khác thích nó và nếu không nhận được những phản hồi tích cực, bạn có thể sẽ cảm thấy buồn bã, thậm chí, hạ thấp năng lực / giá trị của bản thân. Hãy nhớ một điều rằng, bạn được sinh ra trên đời để thích điều bạn làm, yêu điều bạn làm và nghĩ điều bạn muốn nghĩ, tạo dựng cuộc sống của riêng bạn chứ không phải sống dựa trên suy nghĩ và phản hồi của những người khác. Đừng sợ đi con đường bạn muốn đi vì chẳng ai sống thay bạn cả.
6. Ôm đồm nhưng hiệu quả thấp
Nói rõ ra chính là việc chúng ta bận rộn nhưng hiệu quả nhận được thực sự lại rất thấp. "Đa nhiệm" sẽ tốt trừ khi bạn biết kiểm soát và tối ưu hóa từng công việc nhưng nếu làm nhiều việc càng khiến bạn trở nên mất phương hướng thì hãy chậm lại.
7. Kiểm soát thay vì kết nối
Khi bạn cố gắng kiểm soát nhiều hơn, bạn sẽ không nắm bắt hết được ý nghĩa của những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Kiểm soát không phải là mục tiêu trong cuộc đời mà đó chính là kết nối. Kết nối với những người bạn yêu thay vì cố gắng kiểm soát họ. Chẳng hạn, đơn giản rằng bạn học cách hiểu, chia sẻ và kết nối với con cái nhưng đừng nỗ lực kiểm soát chúng. Chắc chắn, nếu liên tục như vậy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, thậm chí áp lực trách nhiệm. Đừng mong đợi quá lớn mà hãy chấp nhận mọi điều sẽ xảy đến với bạn.
8. "Luôn nhốt những con chim lại trong khi chúng cần được bay"
Không khó để hiểu nếu bạn nghĩ đến những gì đã xảy ra cách đây vài năm và cho đến bây giờ, bạn vẫn luôn bị ám ảnh. Những người đã trải qua cuộc đời bạn, cho dù họ đã đối xử tốt hay tệ với bạn, nếu đã xảy ra rồi thì hãy để những điều đó chìm vào quá khứ. Hãy thả lỏng bản thân bằng cách đừng giữ bất cứ điều gì quá chặt. Nếu như vậy, bạn sẽ cảm thấy tuyệt vọng rất nhiều mỗi khi đánh mất thứ gì đó. Hãy chấp nhận sự thay đổi. Hãy tự trao cho bạn cơ hội được rũ bỏ những gì không cần thiết để dành chỗ cho những cơ hội mới tuyệt vời hơn.
9. Phán xét
Một thói quen rất phổ biến là chúng ta thường thích phán xét và đánh giá sự việc ngay cả khi chưa hiểu rõ về chúng. Nhu cầu nói ra quan điểm hay "thể hiện bản thân" luôn thường trực trong mỗi người nhưng điều quan trọng là mỗi chúng ta cần phải biết kiềm chế. Hãy ngừng phán xét và bắt đầu học cách yêu thương nhiều hơn. Nếu ai đó không phù hợp với bạn, hãy rời xa thay vì đánh giá sai lệch (có thể) về họ.
10. Tiến một bước, sau đó... lùi hai bước
Chính xác hơn là sự do dự. Bạn luôn phân vân rằng liệu mình có nên bắt đầu, tiếp tục hay dừng lại. Bạn nhìn thấy những khả năng, bạn tiến, bạn đối mặt với chướng ngại vật và rồi bạn quyết định từ bỏ tất cả. Cuộc sống luôn đầy rẫy những cơ hội và khả năng nếu mỗi chúng ta mở rộng tầm nhìn và trái tim hơn với mọi thất bại. Hãy
kiên nhẫn và tin vào bất cứ điều gì bạn muốn, bạn sẽ giành được nó. Hãy ngẩng cao đầu và đừng để "âm thanh" của sự thất bại lấn át bạn.
11. Phàn nàn
Chúng ta cảm thấy căng thẳng khi làm điều gì đó mà không thấy rõ lợi ích đạt được. Phàn nàn gần như chẳng thể thay đổi được gì cả. Khi chúng ta tập trung vào kế hoạch tiếp theo, sự phát triển mới, mức độ mới, một ngôi nhà lớn hơn, một chiếc xe lớn hơn, một người bạn đời phù hợp hơn (cho những ai vừa thất bại trong một mối tình / cuộc hôn nhân nào đó) hay một người quan trọng khác - chúng ta sẽ bỏ qua được tất cả những điều không vui đã xảy ra. Hãy
hạnh phúc và cảm ơn vì những gì bạn đang có.
12. Không có sự ưu tiên
Bạn không cần phải tập trung vào tất cả mọi người và tất cả mọi thứ. Thế giới vẫn xảy ra đúng như tiến trình của nó ngay cả khi bạn dừng làm việc, bạn đi du lịch, bạn ngủ trưa hay bạn chẳng làm gì cả. Việc tạo ra những giới hạn sẽ tác động tới việc bạn là ai, điều bạn tin và nơi bạn đang đứng. Nó không phải là biểu hiện của sự yếu đuối hay thất bại khi bạn không thể kiểm soát điều gì đó; nó là một cơ hội để bạn thể hiện điểm mạnh của mình. Khi bạn biết lúc nào mình nên nói có và khi nào nên nói không, bạn sẽ kiểm soát được những gì mình đang làm. Khi bạn tôn trọng những giới hạn của bản thân, những người khác cũng sẽ tôn trọng giới hạn của bạn.
13. So sánh bản thân với người khác
Ai đó đã từng nói rằng "Don't compare your movie to someone else's script" (Tạm dịch: Đừng so sánh bộ phim của bạn với bản thảo của người khác). Hiểu rõ hơn là đừng so sánh chương 1 trong tác phẩm của bạn với chương 20 trong tác phẩm của người khác. Hãy sống cuộc đời của riêng bạn, tạo ra những thay đổi mà bạn biết có thể làm và trung thành với con đường đó. So sánh bản thân với người khác nghĩa là bạn đã tự đưa thất bại vào chính mình.
14. Thiếu chân thành
Thiếu
chân thành là con đường đưa bạn tới tan vỡ và khủng hoảng. Bạn phải thành thật với chính mình và những người khác. Hãy lựa chọn tin vào sự thật và bỏ qua những điều giả dối. Tuy nhiên, không chỉ là lời nói, hãy chân thành cả trong suy nghĩ, thái độ và hành động.
15. Không tha thứ
Đừng để sự buồn bã, đau khổ hay cảm giác thất vọng về những người đã khiến bạn tổn thương vùi dập trái tim vốn đã yếu đuối của bạn. Việc liên tục ghét bỏ hay giận dữ sẽ càng khiến hoàn cảnh trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Tự do là khi bạn để những cảm xúc này không tác động tới cuộc sống của bạn. Học cách
tha thứ nhiều hơn để thấy rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó.
16. Ích kỷ
Cuộc sống ngày càng hiện đại càng khiến nhiều người dần biến bản thân trở thành trung tâm của "vũ trụ" mà chẳng hề quan tâm tới những người khác. Điều bạn muốn, điều bạn thích, thứ bạn làm, kế hoạch của bạn là gì, bạn có thể làm ra bao nhiêu tiền, nơi bạn đi, những món ăn bạn ăn và nhiều hơn nữa... tất cả đều là bạn mà không có thêm bất cứ ai khác. Quá quan tâm tới bản thân sẽ khiến bạn bỏ qua rất nhiều điều tuyệt vời ở xung quanh nên hãy thay đổi ngay trước khi quá muộn. Đừng tự cô lập bản thân trong thế giới rộng lớn. "Give - Serve – Love" - " Cho đi để phục vụ người khác và nhận lại yêu thương".
17. Không nuôi dưỡng các mối quan hệ
Cho dù bạn là người hướng nội hay hướng ngại, người của công chúng hay một người bình thường, bạn cũng không thể sống nếu không có các mối quan hệ. Chúng ta được tạo ra để hòa nhập với cộng đồng. Những con người hạnh phúc nhất trên thế giới đều luôn biết cách tạo dựng các mối quan hệ sâu sắc, chân thành và ý nghĩa.
Thiết lập các mối quan hệ nhưng bạn phải nuôi dưỡng nó, phát triển nó và gắn kết nó. Nhiều nhưng phải sâu sắc và có ý nghĩa chứ không phải là hờ hững.
Khi ở cạnh những người mà chúng ta thực sự quan tâm, thực sự yêu thương, đó là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời mà bất cứ ai cũng phải gìn giữ.
18. Trốn tránh
Chẳng ai thích mâu thuẫn, xung đột. Bất cứ lúc nào cảm thấy cuộc trò chuyện diễn ra theo chiều hướng căng thẳng, chúng ta đều ngay lập túc rút khỏi để đưa bản thân trở lại vùng an toàn. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến bạn dần trở nên yếu đuối và thiếu trách nhiệm. Càng trốn tránh, sự việc sẽ càng trở nên lớn hơn nên tốt nhất là hãy học cách đối mặt.
Nếu bạn chỉ tìm kiếm sự vui vẻ, yên bình, bạn sẽ không thể nào cứng rắn hơn trước những sóng gió bất ngờ ập đến được. Do vậy, sẵn sàng tham gia vào những cuộc đối đầu, nêu ý kiến và tích lũy kinh nghiệm cho chính bạn. Hãy nhớ rằng cuộc sống là những trải nghiệm tuyệt vời mà chỉ khi nào dám đi thì bạn mới nhận ra chúng.