5 điều cần làm trước khi khởi nghiệp

16/03/2016   2.972  3.83/5 trong 3 lượt 
5 điều cần làm trước khi khởi nghiệp
Khởi nghiệp đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và sự đầu tư vốn liếng không nhỏ.


Có một điều chắc chắn rằng thành công trong kinh doanh không đến một cách dễ dàng. Thực tế, nó còn đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và sự đầu tư vốn liếng không nhỏ. Chắc hẳn khái niệm được làm chủ một doanh nghiệp nghe rất hấp dẫn, nhưng liệu bạn có biết chắc rằng con đường khởi nghiệp là con đường đúng đắn dành cho bạn?
 
Bạn dự tính thế nào để thành công? Nếu thất bại, bạn sẽ làm gì?
 
Tạm gác lại các trăn trở trên, trước hết, hãy nghĩ thật kỹ lý do vì sao bạn muốn trở thành doanh nhân. Với rất nhiều người trong chúng ta, đó là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố như: được tự do sáng tạo và làm điều khác biệt, tự chủ và linh hoạt hơn trong quản lý và không thể không kể đến tiềm năng thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, để có được tất cả những điều kể trên, bạn cần phải học cách xây dựng và phát triển cho mình một tư duy đúng đắn, nếu không, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian để vật lộn với khó khăn và thử thách trong suốt quá trình kiến tạo doanh nghiệp.
 
Nếu bạn đam mê con đường khởi nghiệp, sau đây là 5 lời khuyên vô cùng hữu ích mà bạn nên cân nhắc:
 

1. Nắm vững tài chính

 
“Tài chính” nên được cân nhắc để trở thành môn học bắt buộc tại các trường trung học và đại học trên thế giới. Đây là chủ đề hết sức quan trọng mà chúng ta sẽ phải đối mặt suốt quãng đời của mình, thế nhưng lại chưa nhận được sự chú ý đúng mức.
 
Chẳng trách vì sao nhiều người cứ suốt ngày ngập ngụa trong nợ nần.
 
Hãy cố gắng đọc và học thật nhiều về cách quản lý tài chính vì kỹ năng này sẽ giúp định hướng và hỗ trợ tích cực cho con đường khởi nghiệp của bạn. Nếu chưa biết nên bắt đầu từ đâu, bạn có thể ghé thăm KhanAcademy.org, đây là website có rất nhiều bài học bằng video, các công cụ và tài liệu hữu ích giúp việc tự học của bạn dễ dàng hơn.
 
Bên cạnh đó, hãy tìm cho mình một cố vấn giàu kinh nghiệm. Trò chuyện và thảo luận cùng những người đi trước là cách học nhanh và hiệu quả nhất nếu bạn muốn tăng tốc sự nghiệp của mình.
 

2. Loại bỏ tư duy làm công

 
Hầu hết mọi người khi tốt nghiệp xong đều mang tâm lý hối hả đi xin việc. Lối tư duy này đã được hằn sâu vào tâm trí chúng ta từ lúc chào đời.
 
Nhưng nếu ước mơ của bạn là trở thành doanh nhân, bạn phải loại bỏ ngay kiểu tư duy lối mòn ấy và tự nhủ rằng: “bạn sẽ không làm việc vì lợi ích của người khác, bạn làm việc cho chính mình, bạn mới chính là thuyền trường của cuộc đời mình”
 
Vậy thế nào để làm được điều này? Việc đầu tiên là phải xác định thế mạnh của bạn là gì. Ai cũng có điểm mạnh của riêng mình, nhưng chẳng mấy ai giỏi trong việc tìm kiếm và phát hiện ra chúng. Hãy tìm đến những người mà bạn tin cậy, hỏi họ rằng bạn giỏi và làm tốt hơn những người khác điều gì? Khi đã hiểu rõ lợi thế cạnh tranh của mình, lấy đó làm cơ sở để xây dựng công việc kinh doanh mà bạn mong muốn.
 

3. Chấp nhận rủi ro

 
Một công việc ổn định luôn mang lại cảm giác an toàn. Thực tế, phần lớn mọi người có thiên hướng dậm chân trong vùng an toàn của mình mà không thoát ra ngoài vì sợ mất đi sự an toàn ấy. Tuy nhiên, thành công luôn đi đôi với rủi ro, không ai thành công mà không đối mặt với rủi ro ít nhất một lần trong đời.
 
Nếu nuôi dưỡng mong muốn vươn đến đỉnh cao, bạn không những phải đối đầu với rủi ro, mà còn phải đón nhận và trân trọng chúng. Sẽ có lúc điều này phát huy tác dụng, cũng có lúc không, nhưng hãy luôn nhớ rằng vùng an toàn sẽ chẳng bao giờ mang lại điều gì tốt đẹp hơn cho bạn; để thành công, bạn phải chọn cách vươn xa hơn, bay xa hơn, chính vì vậy sống dấn thân, chấp nhận rủi ro là cách tốt nhất để rèn luyện tố chất của mình.
 

4. Tự học

 
Thành công không đến từ tấm bằng đại học hay trung học mà là từ thực học hay tự học. Trong thời buổi thông tin ngày nay, việc hiểu rõ công việc kinh doanh và ngành nghề của mình là rất cần thiết. Chỉ cần bấm vài nút trên điện thoại hay máy tính là bạn đã có thể tự học gần như mọi chủ để. Câu hỏi đặt ra là liệu bạn có muốn tận dụng sức mạnh công nghệ đó để tự học hay không?
 
Nói đến công nghệ là nói đến việc học các kĩ năng mới, chẳng hạn như học cách dùng WordPress (nền tảng viết blog) hay hiểu về xu hướng của một thị trường mới trên Facebook. Cho dù là gì đi nữa thì tự học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong thành công của bạn ở cương vị doanh nhân của thời đại mới
 

5. Tránh lạm dụng công nghệ

 
Nên có sự phân biệt rõ ràng giữa việc dùng Internet để tìm kiếm thông tin và việc để nó khiến bạn trở nên lười biếng. Internet là con dao 2 lưỡi, nó có thể mang cả thế giới thông tin, ý tưởng đến với bạn nhưng nếu lạm dụng, nó sẽ trở thành một sự phân tâm đáng kể.
 
Để tránh bị mất tập trung, hãy luôn giữ bên mình một danh sách các việc cần làm theo ngày và theo tuần. Ngay khi hoàn tất một việc, bạn hãy gạch bỏ công việc đó trong danh sách và bắt tay ngay vào công việc tiếp theo. Mục tiêu là hoàn thành mọi thứ vào cuối ngày hoặc tuần để đảm bảo mọi thứ được vận hành một cách hiệu quả nhất.
 
Luôn nhớ rằng bạn đang xây dựng một doanh nghiệp của riêng mình, việc thực hiện các lời khuyên và rèn luyện các kỹ năng nêu trên sẽ góp phần tạo dựng nền móng vững chắc, để một ngày nhìn lại các bạn hoàn toàn có quyền tự hào về thành quả mà mình đã dày công gầy dựng.
 

Quảng cáo

Vnexpress

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Tại sao bạn tầm thường?
Mười năm trước bạn là ai, một năm trước bạn là ai, thậm chí ngày hôm qua bạn là ai đều không quan trọng, quan trọng là ngày hôm nay bạn là ai và ngày mai bạn sẽ trở thành ai.

Muốn thành công, chỉ có một con đường: HỌC
Đừng vội phàn nàn học hành vất vả, công việc nặng nhọc bởi khả năng học tập tương đương năng lực cạnh tranh của bạn.

4 kiểu người đẩy bạn đến thành công
Nhà đầu tư thiên thần Gerard Adams - triệu phú tự thân ở tuổi 24 - cho biết, làm việc chăm chỉ và có mục tiêu rõ ràng là những yếu tố cần thiết để thành công, tuy nhiên, những người chúng ta tiếp xúc thường xuyên cũng có tác động không nhỏ đến sự thành công đó.

Có thể bạn cần

Đừng làm việc vì tiền, hãy làm việc vì hạnh phúc của chính mình

Đừng làm việc vì tiền, hãy làm việc vì hạnh phúc của chính mình

Steve Jobs từng chia sẻ, công việc đơn thuần không chỉ là phương tiện kiếm tiền mà là nghề nghiệp để mang lại sự thoả mãn và niềm tự hào. Thay vì giúp bạn trưởng thành hơn, làm việc vì tiền rất có thể là hành động tiêu tốn thời gian của bạn.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ