7 lời khuyên để thành công khi làm freelance

25/11/2015   2.427  4.5/5 trong 3 lượt 
7 lời khuyên để thành công khi làm freelance
Với những người thuần thục các kỹ năng cần thiết cho doanh nghiệp, freelancing (làm nghề tự do) là một lựa chọn mang lại nhiều cơ hội thành công. Theo nghiên cứu của tổ chức Freelancers Union và Elance-oDesk, 34% lực lượng lao động tại Mỹ là các freelancer, khoảng 14,3 triệu người có công việc thứ hai ngoài công việc chính.

Theo tính toán của Công ty Professional Contractors Group, có khoảng 87% sinh viên tốt nghiệp ở Anh đã chuyển sang làm việc tự do, với 29% người cho biết freelance là một phần trong “chiến lược sự nghiệp” của họ. Một khảo sát khác của IPSE và trường Đại học Kingston lại cho thấy số freelancers tại Anh từ 1,4 triệu vào năm 2011 đã lên mức 1,88 triệu vào năm 2015.
 
Trước những lợi ích to lớn mà nghề freelance mang lại, rất nhiều bạn trẻ đã chọn đây là con đường phát triển cho sự nghiệp. Tuy nhiên, trước khi bước vào công việc, hãy lưu ý 7 lời khuyên hữu ích dưới đây để có thể trở thành một freelancer thành công.
 

1. Tập trung vào website

 
Ở thời đại số, bạn không thể làm kinh doanh nếu không có một website hấp dẫn và thân thiện với những thông tin về lĩnh vực kinh doanh, đồng thời giúp khách hàng tiếp cận và đặt hàng. Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, bạn cần đầu tư giúp website hiển thị tốt trên các nền tảng khác nhau như máy tính hay điện thoại. Thêm vào đó, hãy mang đến cho người đọc những thông tin giáo dục hữu ích hay các video thú vị.
 

2. Đa dạng hóa nguồn thu nhập

 
Các công việc freelance thường khá thất thường, vì vậy để có nguồn thu nhập ổn định, và giúp mở rộng việc kinh doanh trong tương lai, bạn cần đa dạng hóa nguồn khách hàng. Tìm kiếm các phân khúc khách hàng với quy mô lớn nhỏ khác nhau sẽ giúp bạn trải qua thời kỳ khó khăn khi một nguồn thu nhập đã cạn kiệt. Thêm vào đó, đa dạng hóa nguồn khách hàng còn giúp các freelancer tích lũy thêm kinh nghiệm trong các lĩnh vực mới.
 

3. Đầu tư vào marketing

 
Freelancer không nên chỉ dựa vào internet để kết nối với khách hàng, mà cần chủ động đầu tư vào marketing cho dịch vụ của mình. Trước khi bước vào thế giới freelance, bạn cần liệt kê tất cả các cách để tiếp cận đối tượng mục tiêu, ví dụ như tham gia các chương trình và hội thảo thương mại, mua quảng cáo dạng pay-per-click (trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột), hoặc tối ưu hóa website cho các bộ máy tìm kiếm. Ngoài ra, đừng quên tận dụng mạng xã hội (social media) để kết nối và gây dựng mối quan hệ khách hàng hiện tại và tiềm năng.
 

4. Kết bạn

 
Làm nghề freelance nghĩa là bạn không có những đồng nghiệp cùng văn phòng để cộng tác hàng ngày. Vì thế, các freelancer nên làm quen với những người làm cùng ngành nghề. Nếu không quen biết nhiều freelancer khác cùng lĩnh vực, hãy tham gia các nhóm trên mạng. Bằng cách này, các freelancer có thể trao đổi các công cụ và kiến thức cần thiết để làm việc, thậm chí có thể chia sẻ công việc cho nhau.
 

5. Giảm thiểu các công việc hành chính

 
Các freelancer không thể yêu cầu khách hàng trả phí cho phần thời gian dành cho các công việc hành chính giấy tờ như sắp xếp cuộc họp, trả lời email, xuất hóa đơn... Nhưng đó cũng là những công việc không thể bỏ qua, vì vậy các freelancer nên dành hẳn 1 ngày trong tuần để làm các công việc hành chính thay vì làm lắt nhắt nhiều lần trong tuần.
 

6. Tiết kiệm cho bảo hiểm

 
Bạn cũng cần tiết kiệm để đóng bảo hiểm và các chi phí y tế tương tự để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân. Thông thường các freelancer có thể chỉ mua bảo hiểm y tế, nhưng những người có tuổi đời cao hơn hoặc có vấn đề về sức khỏe thì nên cân nhắc các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm thương tật ngắn hạn, thị lực... Tốt nhất, bạn nên tạo một tài khoản tiết kiệm cho bảo hiểm và đầu tư đủ tiền để được bảo vệ ngay cả khi không có việc làm.
 

7. Đặt ra giới hạn

 
Làm freelance nghĩa là phải chăm chỉ, nhưng không có nghĩa là lạm dụng sức lao động của bản thân. Làm việc ở nhà khiến bạn khó cưỡng lại việc nhấc điện thoại lên hay trả lời email, nhưng điều đó sẽ khiến bạn dành ít thời gian hơn cho gia đình và bạn bè. Hãy dành ra những khoảng thời gian riêng biệt cho công việc và giải trí, bằng cách đó bạn sẽ khởi động một ngày mới tràn đầy sức sống và sẵn sàng bắt tay vào công việc.

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

My Vision - 5 bài học lãnh đạo bằng tư duy xuất sắc
Chỉ trong vòng 20 năm, với dân số khoảng 2 triệu người trên diện tích 4.000km2, Dubai đã trở thành một trung tâm kinh tế của thế giới với các trung tâm tài chính, công nghệ thông tin, du lịch, cảng biển, bất động sản, các công trình đồ sộ bậc nhất thế giới.

8 thói quen xấu khiến bạn mãi vẫn chật vật trong công việc
Thói quen xấu là nguyên nhân lớn nhất làm giảm năng suất làm việc của chúng ta. Mặc dù không thể nhận thấy rõ ảnh hưởng của chúng nhưng đến một lúc nào đó bạn sẽ thấy hậu quả khủng khiếp mà những thói quen xấu gây ra.

Đây là lý do người Đan Mạch, Thụy Điển vẫn hạnh phúc mà không màng đến nhà lầu hay xe
‘Cơm không thể không ăn, nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon. Tiền không thể không có, nhưng không nhất thiết phải có quá nhiều’, đó là quan niệm của người Bắc Âu.

Có thể bạn cần

Người quân tử luôn có 9 điều suy tư, 5 điều hổ thẹn và 3 niềm vui sống

Người quân tử luôn có 9 điều suy tư, 5 điều hổ thẹn và 3 niềm vui sống

Người quân tử sống ở đời có 9 điều thận trọng suy tư, 3 niềm vui sống, 5 điều hổ thẹn và 3 cái đức lớn. Dù ở hoàn cảnh nào, người quân tử đều trước sau như một, giữ vững bản thân theo lời dạy của thánh hiền.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ