Tư duy số đông đôi lúc cũng đồng nghĩa với việc không suy nghĩ
Một người nạn của John C. Maxwell là Kevin Myers
kết luận ý tưởng của tư duy số đông như sau: "
Vấn đề với tư duy số đông là nó không
yêu cầu bạn phải suy nghĩ một chút nào". Tư duy
tốt đòi hỏi trải qua một
quá trình rất khó khăn. Nếu nó
đơn giản, tất cả mọi người đều có thể trở thành những nhà tư duy đại
tài. Thật đáng tiếc là, rất nhiều người
cố gắng sống cuộc sống đơn giản. Họ không muốn làm những
công việc tư duy nặng nhọc hay phải
trả giá cho sự
thành công. Làm những việc người khác đã làm và
ngồi hi vọng người ta nghĩ hộ mình là một việc đơn giản hơn nhiều.
Hãy nhìn vào những lời khuyến nghị về
thị trường chứng khoán của một số
chuyên gia. Vào thời điểm đưa ra những
lựa chọn của mình, hầu hết họ đang
làm theo một
xu hướng có sẵn mà không tạo ra một xu hướng mới, thậm chí cũng không
thay đổi nó. Những người có thể làm ra
tiền từ cổ phiếu khuyến nghị đã làm như vậy trước cả khi biết về nó. Khi một người
mù quáng chạy theo một xu hướng, họ đã không tự mình tư duy.
Tư duy số đông làm nhen lên những hy vọng giả tạo
Benno Muller-Hill, Giáo sư của khoa
Di truyền học Trường
Đại học Cologne, kể về một
buổi sáng xảy ra ở một trường trung học khi ông đứng cuối hàng gồm 40
học sinh ở sân trường.
Giáo viên vật lý của trường đã đặt một cái kính viễn vọng ở sân trường để các em học sinh có thể
quan sát được hành tinh và những vệ tinh.
Sinh viên đầu tiên bước lên phía trước. Cậu nhìn qua cái kính, khi giáo viên hỏi cậu có nhìn thấy gì không, cậu nói không, việc mắt bị cận thị đã
cản trở cậu. Giáo viên chỉ cho cậu cách điều chỉnh tiêu điểm và một lúc sau cậu nói cậu đã có thể nhìn thấy những hành tinh và những vệ tinh. Từng người một, những sinh viên bước lên và nói mình đều nhìn thấy. Cuối cùng, một sinh viên đứng thứ hai từ dưới lên nhìn vào kính viễn vọng và tuyên bố cậu
không thể nhìn thấy gì cả.
"Đồ
ngốc" – giáo viên quát – "cậu phải chỉnh ống kính!"
Dù cố gắng, nhưng cuối cùng cậu vẫn nói: "Em vẫn không nhìn thấy gì cả. Chỉ có toàn màu đen thôi".
Giáo viên, với vẻ mặt
coi thường, nhìn qua cái kính sau đó ngước lên với
ánh mắt kì lạ. Cái bao ống kính vẫn chưa được mở ra. Vậy có nghĩa là tất cả các sinh viên đều chưa nhìn thấy gì!
Rất nhiều người kiếm tìm
sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. Họ nghĩ rằng nếu số đông người đang
làm việc gì đó, việc đó chắn chắn phải đúng. Đó phải chăng là một ý
tưởng tốt? Nếu mọi người
chấp nhận nó, phải chăng đó là biểu tượng cho sự
công bằng, liêm chính, lòng
từ bi và sự
nhạy cảm? Không hẳn.
Tư duy số đông cho rằng trái đất là
tâm điểm của
vũ trụ, nhưng Copernicus
nghiên cứu những vì sao, các hành tinh và
chứng minh một cách
khoa học rằng trái đất và những hành tinh khác trong thái dương hệ của chúng ta quay quanh
mặt trời. Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không cần những dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister đã nghiên cứu tỷ lệ tử vong cao trong các bệnh viện và giới thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được bao nhiêu mạng người. Chúng ta luôn cần
nhớ rằng có một sự
khác biệt lớn giữa sự chấp nhận và
trí tuệ. Mọi người có thể nói rằng có sự
an toàn trong một số trường hợp tư duy số đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng.
Tư duy số đông chậm trong việc áp dụng những thay đổi
Tư duy số đông sùng bái thực tại. Nó
tự tin và bám trụ vào ý tưởng đó bằng tất cả sự
bình sinh. Vì thế, nó chống đối những thay đổi và làm
nản chí những cách tân. Donald M. Nelson, cựu giám đốc Hiệp hội những Nhà làm
Phim tự do, bình luận: "Chúng ta phải bỏ ngay ý tưởng cho rằng những lộ trình cũ, những phương
cách làm việc cũ có thể là những cách tốt nhất. Ngược lại, chúng ta phải giả thiết rằng có thể có một cách tốt hơn để làm gần như tất cả mọi việc. Chúng ta phải dừng lại giả thuyết cho rằng một việc chưa bao giờ làm là không thể làm được".
Tư duy số đông chỉ mang đến những kết quả trung bình
Điểm mấu chốt là tư duy số đông chỉ mang đến những
kết quả bình thường. Sau đây là kết luận về tư duy số đông: Số đông = Bình thường = Trung bình
Nó kém nhất trong số những thứ tốt nhất và tốt nhất trong số những thứ kém nhất. Chúng ta tự
giới hạn thành công của mình lại nếu chúng ta sử dụng tư duy số đông. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ đặt nguồn
năng lượng ít nhất đủ để vượt qua. Bạn phải
từ chối tư duy thông thường nếu bạn muốn đạt được những kết quả bất bình thường.