Một đời xớ rớ…

07/01/2015   4.195  4.45/5 trong 228 lượt 
Một đời xớ rớ…
Xớ rớ là một từ rặt Nam bộ. Nó nói hành động quanh quẩn một chỗ nào đó mà không làm gì. Người ta dùng nó để nhận biết những đứa có tài và bất tài trong một đám đông.

Dượng Tony

Ví dụ đám tiệc, mấy đứa bất tài nó sẽ không biết phụ gì với ai, nên cao lớn chồng ngồng ngáng đường ngáng sá, còn không thì ngồi một góc hoặc nằm dài trên giường, ôm cái iphone hay laptop coi miết. Vì đầu óc rỗng tuếch, nghĩ không ra việc gì để làm, đứng chầu chực để được SAI VIỆC. Hoặc bản chất là đứa làm biếng, thay vì lảng đi chỗ khác sẽ bị chửi mắng, nên nó xớ rớ qua lại để người ta thấy là nó cũng có mặt. Để không mắc cỡ khi ăn.
 
Còn người có tài thì khác. Họ sẽ quan sát và nhảy vô làm phụ. Thấy ai đó đang nhặt rau sẽ ngồi xuống phụ nhặt, thấy chưa có nước đá sẽ hỏi gia chủ rồi chạy đi mua, rồi dọn ly dọn chén dọn đũa ra trong lúc chờ đợi. Họ ra giữ xe, dắt xe, nhổ cỏ, lau nhà, rửa toilet, cứ thấy gì không ổn thì họ sẽ lao vào dọn dẹp. Rồi đếm số khách, bố trí chỗ ngồi, chỉnh âm thanh ánh sáng v.v… Nên người có tài họ luôn chân luôn tay, không bao giờ có chuyện đứng xớ rớ thừa thãi.
 
Khi đi làm cũng vậy. Người bất tài sẽ lên chỗ làm và tiếp tục xớ rớ. Không có óc quan sát nên cái đống rác trước mặt, nó cũng không hốt. Phải ngồi chờ chỉ đạo, ai sai việc gì thì làm nấy. Thậm chí giao 5 việc thì làm 3 việc, quên 2 việc. Nhắc lại thì mới nhớ, mới làm. Với nhóm bất tài này, thường xuyên có thời gian chết, ngồi nhìn vô màn hình đầu óc vô định miên man, cặp mắt vô hồn. Mắt nó chỉ sáng rỡ khi mở coi facebook tò mò chuyện cá nhân người khác, hoặc đọc tin tức ca sĩ diễn viên cởi áo tuột quần, mấy clip giật gân nhảm nhí.
 
Còn người có tài thì đến chỗ làm, họ sẽ nghĩ ra việc mình phải làm hôm nay, ghi vào sổ. Họ sẽ quan sát để ý, thấy à, với cái này, mình sẽ phải làm thế này thế kia, sau đó bắt tay vào làm tuần tự đến khi hoàn tất. Chủ động trong mọi việc, gọi cho người này người kia, phối hợp đồng nghiệp, nghĩ cách xử lý SAO CHO TỐT HƠN, ĐẸP HƠN, SẠCH HƠN, NHANH HƠN, GỌN GÀNG HƠN, HIỆU QUẢ HƠN.
 
Khi còn trẻ tuổi, lúc còn là nhân viên, người có tài bao giờ cũng luôn tay luôn chân từ 8h sáng đến 5h chiều, thậm chí ở lại đến 8-9h tối mới xong. Sau này lớn tuổi hơn, họ sẽ lên chức quản lý, họ sẽ phải nghĩ ra việc cho người khác. Còn đám xớ rớ kia thì cứ làm nhân viên miết, già 60 tuổi vẫn làm nhân viên, vì có một tuổi trẻ không có khát vọng vươn lên gì cả. Già cả lụm cụm bị tụi nhỏ làm sếp nó chỉ đạo, sai việc, làm không tốt bị tụi nó mắng mỏ khiển trách, nhiều lúc họ cũng cảm thấy tủi thân. Nhưng cân nhắc cho họ làm quản lý thì không được, vì 60 năm qua chỉ có kinh nghiệm xớ và rớ. Nên nếu bạn còn trẻ, đề về già không bị tụi nhỏ xài xể, thì ngay từ bây giờ hãy động não và động chân động tay giùm.
 
Mình để ý ở đám tiệc, thấy thanh niên còn trẻ mà cứ đứng xớ rớ thì đừng có trọng dụng. Vì nó không biết làm gì đâu. Nếu cho nó làm quản lý, 3 bữa là dẹp tiệm. Thực tế là có những công ty mà ở đó, toàn thể lãnh đạo, cán bộ và công nhân viên cùng nhau lượn qua lượn lại, nhìn chóng mặt. Ai cũng đoạt giải “ Vua Ngáo ngơ” và “ Nữ Hoàng Xớ Rớ”.
 
Hoặc mình nạt, kêu đi ra ngoài đi, chật chỗ quá. Cũng đừng có ôm cái điện thoại hay máy tính khi mọi người đang làm việc. Nhìn ngứa mắt. Khi nào xong xuôi tao kêu vô ăn.
 
Nhưng lúc ăn, nó lại năng suất hơn người khác. Đặc trưng của nhóm người Xớ Rớ này là ĂN CỰC KHỎE.

Nên xem:

Quảng cáo

Theo TnBS

Người đăng

Tony Tèo

Tony Tèo

Sống hết mình với đam mê cuồng cháy


Là thành viên từ ngày: 20/02/2014, đã có 0 bài viết
Website: https://antruacungtony.com

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Tất cả chỉ là số 0 nếu bạn mắc phải những sai lầm sau
Giải quyết công việc không đến nơi đến chốn, tất cả xem như bằng 0.

Lười biếng – Phong cách quản trị bạn nên biết
Lười biếng là cách quản trị lùi lại một bước, tinh giản đội ngũ nhân viên và trở thành người quan sát thay vì trực tiếp tham gia làm việc tại doanh nghiệp của chính mình.

Hướng dẫn mở doanh nghiệp làng ta - Bài 4: Chuyện cố gắng
Ở công ty này, chỉ “có làm” hay “không làm”, “do or not do”, không có khái niệm cố gắng. Cứ nói cố gắng rồi không ai biết kết quả ra sao, đến lúc hỏi thì nói “em đã cố gắng hết sức”, thì làm gì được nhau.

Dượng Tony

Có thể bạn cần

Bận rộn với những việc nhỏ nhặt chính là một loại biểu hiện của thất bại

Bận rộn với những việc nhỏ nhặt chính là một loại biểu hiện của thất bại

Đời người ngắn ngủi, nếu suốt ngày chỉ bận rộn với những việc nhỏ bé vụn vặt thì sẽ bỏ lỡ mất những việc lớn lao, đó cũng là một loại biểu hiện của thất bại.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ