Hầu hết chúng ta đều có
thói quen đánh răng ngay khi vừa thức dậy, bởi nếu không đánh răng ngay,
bạn sẽ không
tự tin khi
giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, không ai ngờ rằng chính thói quen này sẽ làm hại răng thay vì
bảo vệ răng như bạn
tưởng.
Với một số người, quan điểm nên đánh răng sau khi
ngủ dậy để đẩy
lùi vi khuẩn trong khoang miệng, khi
ăn sáng sẽ ngon miệng hơn. Thế nhưng, sau khi
ăn sáng xong thì ít ai
nhớ đánh răng lại. Thực ra, đó là quy trình không đúng. Thức ăn trong
buổi sáng sẽ bám vào răng và làm hỏng răng của bạn.
Do đó, các
chuyên gia chăm sóc răng miệng
cho rằng thói quen đánh răng ngay sau khi ngủ dậy là không
tốt và cần phải
thay đổi.
Lời khuyên: Bạn nên vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng nước muối sau khi ngủ dậy và chỉ đánh răng sau khi ăn sáng ít nhất khoảng 30 phút.
Gấp chăn ngay sau khi thức dậy
Chúng ta luôn nghĩ rằng gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy mới là
gọn gàng, sạch sẽ. Tuy nhiên, thói quen tưởng chừng như tốt này lại gây hại
sức khỏe đến không ngờ. Các
nhà khoa
học đã
chứng minh rằng trong
quá trình ngủ
cơ thể
con người sẽ tiết ra 149 loại hoá chất qua đường hô hấp, 151 hoá chất bài tiết theo dạng mồ hôi. Và chăn đắp chính là nơi giữ lại nhiều hơi ẩm và khí thải ở cơ thể nhiều nhất. Sau khi ngủ dậy nếu bạn lập tức gấp chăn thì những chất này tích tụ lâu dài trong chăn sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn gây hại đến sức
khỏe của
chính mình.
Lời khuyên: Sau khi thức dậy, thay vì bạn gấp chăn ngay thì hãy lật tung chăn ngược lại, mở cửa sổ ra cho thông thoáng để những khí thải trong chăn thoát ra dễ dàng. Trong lúc đó, bạn
có thể tranh thủ ăn sáng, vệ sinh
cá nhân rồi quay lại gấp chăn cũng chưa
muộn.
Đánh răng ngay sau bữa ăn
Ngay từ nhỏ ai trong chúng ta đều đã
được gia đình và nhà trường
giáo dục phải đánh răng ngay sau khi ăn để đề phòng sâu răng cũng như các bệnh về răng miệng. Đây có vẻ là
thói quen tốt để giữ răng
khỏe mạnh, nhưng thực ra không phải vậy.
Ngày nay,
khoa học đã chứng minh, đó là một trong những
sai lầm về
kiến thức bảo vệ răng miệng mà chúng ta đã mắc phải bởi thói quen tưởng tốt này lại gây hại cho răng. Theo ý
kiến của các chuyên gia về răng miệng thì chúng ta không nên đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống xong. Bởi thời điểm ấy, là lúc răng chúng ta dễ bị hỏng nhất. Axit có trong
thực phẩm và đồ uống sẽ làm mềm men răng, nếu đánh răng vào lúc này, răng chúng ta sẽ rất dễ bị
tổn thương. Điều này có thể tăng
nguy cơ làm mòn răng của bạn.
Ngoài ra, trong lúc ăn, khoang miệng sẽ tiết ra nước bọt để tiêu hóa thức ăn. Nước bọt có tác dụng cuốn trôi những thực phẩm còn dư thừa trong răng miệng, giúp cho khoang miệng thông thoáng, sạch sẽ. Nếu không có nước bọt, thức ăn dư thừa khó tiêu hóa hết, từ đó sẽ tạo ra nhiều mảng bám, gây hôi miệng, tạo
môi trường cho sâu răng
phát triển. Do đó, nếu đánh răng ngay sau khi ăn sẽ
vô tình làm
mất đi lượng nước bọt có
lợi đó làm nguy cơ sâu răng tăng lên.
Lời khuyên: Nên
trì hoãn việc đánh răng ít nhất 30 phút sau khi ăn để nước bọt tiết ra có thể trung hòa các acid. Để lấy thức ăn dính lại trên răng, bạn chỉ nên súc miệng với nước, nước muối càng tốt.
Che chắn kín mít vì sợ nắng
Con gái ngày nay vì sợ nắng làm tổn thương da nên thường có thói quen che chắn kín mít khi ra đường. Che nắng khi ra đường cũng là một thói quen tốt, vì nắng có nhiều tia
độc hại đối với da và sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chúng ta hoàn toàn "núp nắng" như vậy trong một
thời gian dài thì sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu hụt
vitamin D. Thiếu vitamin D sẽ làm bạn thường xuyên thấy
mệt mỏi, dễ cảm thấy
chán nản, thiếu
sức sống. Đặc biệt, vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, yếu tố thiết yếu để tạo xương. Do đó, nếu thiếu vitamin D còn dẫn tới những
vấn đề về xương như: loãng xương ở
người lớn, còi xương ở
trẻ em, gây đau cơ và xương, làm xương mềm và dễ gãy hơn.
Lời khuyên: Bạn nên tạo
điều kiện để da tiếp xúc với ánh nắng khoảng 15 – 20 phút, nhất là vào buổi sáng (từ 6 – 9 giờ), đây là thời điểm tốt nhất cho da hấp thụ vitamin D. Bạn có thể tham gia các hoạt động ngoài trời như tập
thể dục, chăm sóc cây cối,
đọc sách,... Nếu bạn là người
bận rộn thì chỉ
đơn giản là
đừng che chắn gì khi đi ra đường trong khoảng thời gian nói trên.
Xem thêm bài viết khác: