Giải pháp các nước thời điểm dân số vàng là
khuyến khích "
tinh hoa"
làm chủ. Thường "tinh hoa" chiếm 5%, lớp 100
bạn thì sẽ có khoảng 5 bạn làm
được cơ đồ. Bạn
trẻ có
tố chất 5% này, phải được truyền
cảm hứng,
nghĩ lớn, kinh nghiệm để
khởi nghiệp. Tinh hoa muốn có
thành tựu, thì phải lao ra đường làm chân tay để
va chạm, có
street smart, chơi với đủ hạng người. Sau này dưới trướng mình là
tài xế, lao công, công nhân, kế
toán gì mình đều hiểu sâu
tâm lý của họ... Không ai bước ra làm chủ được chỉ từ
sách vở, bàn phím,
con chuột,
máy lạnh và những tiếng thở dài.
1.
Khởi nghiệp về sản xuất. Bạn trẻ nên
làm việc cho nhà máy nước ngoài đặt tại VN, hoặc xách giỏ đi thực tập sinh,
xuất khẩu lao động ở nước ngoài,
quan sát học tập. Người ta
kinh tế thị trường mấy trăm năm, mình nên để ý, chọn 1 nghề, 1 ngành, 1 lĩnh vực để
nghiên cứu sâu. Làm để
học nghề, không phải vì
lương. 3-5 năm sau, quay về nước khởi
nghiệp. Nếu chạy theo
tiền bạc của người làm công ở nước ngoài, thì vẫn chỉ là nước xuất khẩu lao động đơn thuần như Philippines.
Tiền vài
ba chục tỷ đô la gửi về đó không
bền vững. Thập niên 60-70, mấy nước
châu Á đều xuất khẩu lao động cả, đặc biệt là
sang các nước
giàu dầu mỏ. Khi họ lộn xộn chiến tranh, hàng loạt lao động Philippines về nước và nộp hồ sơ đi nước khác làm tiếp, trong khi lực lượng lao động người Hàn, người Đài, Malay, Thái..trở về và xây dựng những nhà máy, công xưởng. (Gõ
google chấm com từ khoá "thực tập hưởng lương,
tu nghiệp sinh, xuất khẩu lao động, co-operative education, paid internship, học nghề hưởng lương ở nước ngoài, đào tạo nghề vừa học vừa làm ở nước X, Y nào đó mình muốn đi, muốn
bắt chước họ..").
2. Khởi nghiệp về
nông nghiệp.
Giới trẻ nông thôn đang đổ xô về thành thị để
bung lụa thời
tuổi trẻ, nước nào cũng thế. Tuy nhiên, xác định rõ mình có
phù hợp để
thành công ở thành phố không. Cách đây 20 năm,
Tony vừa
ra trường chỉ với bằng B
Anh Văn, lương đã 300 đô la thử việc, bây giờ rất khác. Dân
du học về nhiều, các ngóc ngách ngành kinh tế đã được phủ kín dần, mình chen chân vô càng khó nếu vẫn làm y chang người ta. Mở quán
cà phê pha phin, tuyển
nhân viên mặc áo 2 dây ra vô
cười nói thì sao
cạnh tranh lại chuỗi Starbucks,
the Coffee bean...Thành phố chỉ là
thiên đường dành cho người cực
giỏi,
cá tính. New York, phố Wall không dành cho người
tài năng tầm tầm. Thì thôi, mình đi Iowa, Wisconsin bẻ bắp hái ngô, ở đó còn
cơ hội.
Đất đai ở nông thôn sẽ bỏ trống dần
do di dân lên phố.
Các bạn trẻ nên tập hợp lại, dồn điền tích thổ. Lập
dự án dựa trên
lợi thế của địa phương mình.
Ví dụ vùng đất này trồng được
chuối, lập dự án, mời gọi
đầu tư, xách giỏ đi
tiếp thị với người nhập bên Nhật, bên Hàn, bên Nga...những nước xứ lạnh trồng không được. Mình tiếp thị, ký kết hợp đồng, có đầu ra ngon lành. Có bạn ở Thốt Nốt đã làm được mô hình này, trồng tới 180,000 gốc chuối/ trang trại và tháng nào cũng cả chục công ten nơ xuất đi. Dứa (thơm) chỉ có khoảng 20 nước trồng được, vì cần khí hậu nóng ẩm, trong khi 200 nước tiêu dùng.
Tony khuyến nông là khuyến như vậy, không phải về có mấy mét vuông đất trong nhà rồi trồng 10 cây chuối, nuôi 7
con gà, sáng cho
gà ăn,
ngồi buồn nặn mụn miết. Rùi 3 tháng thì ớn óc, cuồng chân cuồng cẳng, lại ra quốc lộ bắt
xe vọt lên thành phố rũ rượi
xin việc. Cũng
đừng khởi nghiệp với vài mét vuông đất trồng
rau sạch, 99% bạn khởi nghiệp với "rau sạch" đều
tèo, vì
xã hội VN bây giờ mặc dù
quan tâm nông sản sạch bẩn, nhưng phần lớn chỉ mua cái gì giá rẻ. Việc khởi nghiệp rau sạch chỉ là cơ hội để mình
trải nghiệm thất bại, sau đó làm cái khác thành công.
3. Khởi nghiệp về
công nghệ: nghĩ ra cái gì đó
ứng dụng kiếm được khối tiền như Uber, grabcar, airbnb... Hoặc làm cái
game cho mọi người download xuống chơi, ngày nào cũng kiếm vài chục ngàn đô như bạn gì ở Hà Nội. Đó là xu thế mới dành cho các bạn trẻ giỏi công nghệ. Tuy nhiên cái này hơi khó do đặc tính
Á Đông thụ động vở sạch chữ
đẹp con
ngoan trò giỏi....khiến người bắt chước thì nhiều chứ người nghĩ ra
cái mới, người
sáng tạo cá tính rất hiếm. Có thì các bạn đó cũng đã âm thầm
làm giàu và
nghỉ hưu đâu đó trên
thế giới ở tuổi 30 rồi.
4. Khởi nghiệp về xuất khẩu: Coi các
doanh nghiệp đang
bán hàng trong nước mạnh mà chưa bán ra nước ngoài được, nói "chuỵ để em, em học kinh tế, em học ngoại thương, em học
ngoại ngữ chứ không phải người thường, em sẽ mang hàng chị ra quốc tế". Gánh rau ầm ầm ra chợ Tây. Để dành thị trường thương mại trong nước cho chị Ba chị Bảy đi, họ không có biết
tiếng Anh. Mình cử nhân thạc sĩ, không giành việc với họ.
5. Khởi nghiệp về
du lịch: Tổ chức các tour lạ lùng,
thú vị...để dụ Tây sang. Nhà mình ở quê làm thành "biệt phủ nghỉ dưỡng". Mình bắt nó (khách du lịch) ngồi trong resort hotel homestay của mình giữa cánh đồng, đấm bóp mát xa cắt móng chân tỉ tê cho nó,
miễn phí hết, cho nó khát nước
cháy cổ họng chơi. Mình mua cái tủ lạnh,
quả dừa dân quê đang bán có 5000 đồng, để cả chục buồng ướp lạnh, treo bảng "ọt ga nít cô cô nớt" (organic coconut), giá 5 đô/quả. Nó khát quá uống 10 quả liền. Mình tươi cười "chặt
nghệ thuật" mà nó
vui lòng. Mấy nước khác làm du lịch đều thế cả. Tour
Thái Lan có 3-4 trăm đô cho mấy ngày trọn gói, ở hotel 4 sao, chứ hiếm ai đi về mà hẻm xài cả ngàn đô la cả. Tiêu hết tiền mà về
hài lòng vui vẻ mới
chết.
6. Những khởi nghiệp khác: tự mình nghĩ ra chứ Tony hết biết rồi. Nếu mình là "tinh hoa", nên
đọc lại bài này 1 lần nữa để thấy bài này cũng
dễ thương. Hẻm phải "mèo khen mèo dài đuôi" đâu, nhưng tại đuôi nó dài quá, giấu hẻm được.