Hiện rất nhiều bạn trẻ thế hệ Millennial
sống trong hoàn cảnh
áp lực cao độ
do xã hội cạnh tranh khốc liệt và họ thường xuyên bị rơi vào tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh đó, do mạng xã hội
phát triển mạnh mẽ, nhiều người hàng ngày hàng giờ cập nhật thông tin về bản thân. Đa số người ta không muốn để lộ những việc không
hay,
thất bại cho mọi người biết, từ đó tạo ra “hiện tượng giả” nói rằng mọi việc của mọi người đều tốt
đẹp như ý.
Nhiều bạn trẻ
vốn sống còn non thấy thế tưởng rằng mọi người đa số
thành công mỹ mãn, gặp nhiều
may mắn, dường như chỉ có mình là bất hạnh,
cô độc nhất. Kỳ thực, ai cũng có
khó khăn riêng của họ,
đừng bị lừa bởi “hiện tượng giả” tràn đầy
vui vẻ, thành công,
hạnh phúc trên mạng xã hội. Thực tế, đa số chúng ta đều phải
chịu đựng cuộc sống cạnh tranh quyết liệt, trong đó rất nhiều người cũng không
được ai
giúp đỡ, họ cũng cần người khác
động viên,
an ủi…
Vì thế, nếu bạn gặp phải khó khăn thì cứ hãy
nỗ lực, đừng để hiện trường giả trên mạng
lừa dối để rồi dẫn đến
thái độ sống
tiêu cực, cho rằng mình xui xẻo, bất lực.
Sai lầm 2: Ngoài 20 cần phải thành công
Hãy nhìn lại lịch sử xưa nay xem có bao nhiêu
người trẻ như Mark
Zuckerberg thành công trên con đường
làm giàu như thế? Có bao nhiêu
doanh nhân mà phía sau vinh quang là vô số gian nan, thất bại, phải đổ bao nhiêu nước mắt và mồ hôi?
Abraham Lincoln thời trẻ đã gặp rất nhiều thất bại trong
bầu cử chính trị, trong
kinh doanh, thậm chí cầu hôn cũng bị
từ chối. Ngôi sao màn bạc Gene Hackman và Dustin Hoffman cũng từng bị cho là người “không có triển vọng tiền đồ”, họ đều trải qua vô số trắc trở và thất bại. Lịch sử cho thấy, thành công không giống như chiên trứng, chỉ
mất vài phút là xong. Đa số thành công không đến dễ dàng, nhanh chóng, mà cần
đầu tư nhiều
thời gian và công sức.
Những chuyện thành công như từ trên trời rơi xuống có rất nhiều trong các câu chuyện đồng thoại. Tuy nhiên, với
thế giới hiện thực, mỗi thành công không chỉ cần sự
kiên trì nỗ lực, ngoài ra còn cần thêm một chút may mắn. Đừng ảo tưởng trong thành công có thể dễ dàng đi đường tắt, cho rằng tuổi ngoài hai mươi là có thể thành công.
Nhiều bạn trẻ thế hệ Millennial nghĩ rằng họ sẽ chỉ hạnh
phúc khi lên đến đỉnh thành công, nhưng
sự thật không phải như vậy.
Ví dụ, khi bạn còn
đi học, bạn cho rằng
tốt nghiệp là thành công. Khi tốt nghiệp xong, bạn lại cho rằng phải tìm một
công việc tốt. Khi bạn làm
nhân viên, bạn đặt ra
mục tiêu lên trưởng phòng… Đừng chạy theo cái vòng bất tận của những bậc thang thành công, bởi vì
niềm vui mà nó mang lại sẽ qua đi rất nhanh.
Những
người khôn ngoan hiểu rằng niềm
vui từ
đam mê công việc còn lớn hơn nhiều lần niềm vui khi đạt được một cột mốc nào đó. Vì vậy, hãy chọn một việc bạn có thể làm, và có thể làm thật tốt. Khi bạn
tập trung vào làm tốt việc của mình và mang đến
giá trị cho mọi người, kỳ lạ thay, nó sẽ dần dần nâng bạn lên các bậc thang thành công. Hãy chọn công việc bạn
yêu thích, như vậy bạn sẽ chẳng phải
làm việc một ngày nào cả trong
cuộc đời mình.
Sai lầm 3: Tôi chỉ là kẻ thất bại
Nhiều bạn trẻ thế hệ Millennial hoặc là không hiểu đúng về
vấn đề “thành công” và “thất bại”, hoặc quen nhìn mọi thứ bằng
ánh mắt màu hồng. Nhưng xã hội ngày nay cạnh tranh quyết liệt, thành công thật không dễ dàng. Những thất bại của
tuổi trẻ ngoài 20 là chuyện thường tình, hiếm khi nào hủy hoại
cuộc đời bạn. “Thất bại là
mẹ thành công” vì nhờ đó người ta có những bài học kinh nghiệm, để
chuẩn bị cho thành công mạnh mẽ hơn trong
tương lai.
Nếu ở tuổi trên 20 mà bạn chưa gặp thất bại thì chắc chắn bạn là kẻ đã thất bại, bởi vì bạn chưa bao giờ
đấu tranh. Thế hệ trẻ Millennial không nên chỉ vì gặp thất bại vài lần mà nghĩ rằng mình là kẻ "
ăn hại" mãi mãi. Bước trên con đường thành công cần sự tìm kiếm không ngừng, điều chỉnh không ngừng. Thành công không phải chạy nước rút 100 mét, trong thế giới thực tế bạn cần có
tâm thái của
vận động viên chạy
marathon.
Facebooker Quỳnh in Seoul từng chia sẻ: "Nói
thật lòng là chẳng ai trên đời này thích thất bại, chỉ một bước sảy chân, không chỉ là mình ngã, mà còn mang
họa cho bao nhiêu người khác.
Trách nhiệm trên vai càng lớn, thì
con người ta lại càng không được có cái
quyền thất bại nữa. Vì thế, khi còn trẻ, khi vẫn còn một mình, khi chưa có một cái gì trong tay, thì đừng nói không với
cơ hội “được” thất bại.
Trước bất kỳ
sóng gió nào ập đến, hãy tập
suy nghĩ một
câu hỏi đơn giản: Điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra là gì?. Con người ta vốn chỉ
sợ cái mình không biết. Biết rồi thì thường không thấy sợ nữa. Cùng lắm là
khóc lóc vài năm hay phá sản chứ gì? Nếu thế ấy, thì
đứng lên, và
làm lại. Chỉ cần có
cơ hội thì còn làm lại được. Hãy thử nghĩ xem nếu mạnh dạn hơn một chút, "cứng" hơn một chút, thì điều khủng khiếp nhất mình có thể phải
đánh đổi hay
đánh mất là gì?
Nghĩ thông suốt rồi thì sẽ không thấy sợ nữa.
Người càng không có gì, nhất là những người trẻ tuổi, thực tế mà nói là không có một cái gì để mất hết. Nếu đã không có một cái gì thì chẳng có lẽ lại sợ “mất mặt”? Những thứ trừu tượng và
mơ hồ như vậy không nên để nó làm vật cản đường cho sự
thăng tiến của mình. Có những người sẽ sống cả cuộc đời này trong sự
hoàn mỹ, không dám
chấp nhận rủi ro, trên thân và trong tim không có lấy một vết sẹo, lúc gặp người mới cũng sẽ không có chuyện gì để kể. Thú thật với lòng thì nghe một câu chuyện về việc ai đó đã dám sống, dám có những vết sẹo vẫn luôn hay hơn câu chuyện một người hôm nay đã nằm điều hòa mát như thế nào, ăn cái gì ngon ra làm sao…".
Bài viết hay bạn nên đọc: