Tại sao thế hệ Y là khác biệt?

30/03/2016   2.425  2.75/5 trong 2 lượt 
 Tại sao thế hệ Y là khác biệt?
Thế hệ Y thực sự khác biệt so với các thế hệ trước ở nhiều phương diện. Đáng chú ý nhất là sự ra đời của Internet và khả năng giao tiếp với nhau trên toàn cầu một cách sâu rộng hơn bao giờ hết, mang lại cho họ khả năng kết nối dường như bất tận.


Dù có nhiều cách phân chia, nhưng cách hiểu thông thường nhất về thế hệ Y là những người sinh ra trong giai đoạn 1980-2000 hay tương đương với cách gọi 8x, 9x ở Việt Nam. Sinh ra, lớn lên trong thời kỳ Y2K và sự giao thoa giữa hai thế kỷ, họ còn được gọi là thế hệ “thiên niên kỷ” hay “thế hệ Internet”. Họ được kỳ vọng sẽ tạo nên thế giới khác biệt trong tương lai. Vì sao?
 

1. Thế hệ Y nhận thức sâu sắc các vấn đề xã hội

 
Khác với cha mẹ khi ở cùng độ tuổi, họ có thể truy cập thông tin từ khắp nơi trên thế giới. Có thể nói, quyền truy cập Internet kể từ giữa thập kỷ 90 (thế kỷ XX) cũng là khởi đầu cuộc sống học cách trưởng thành của thế hệ này. Họ sống trong thời kỳ giao thoa và đấu tranh sâu sắc giữa cái cũ và cái mới, học cách nhận thức những gì đang xảy ra và kết nối toàn cầu theo cách khác biệt. Điều đó sẽ thay đổi cách họ lãnh đạo thế giới sau này.
 

2. Thế hệ Y hiểu tầm quan trọng của phát triển bền vững

 
Nếu thế hệ cha ông khai phá thế giới, thì thế hệ Y hiểu được tầm quan trọng của một thế giới bền vững, một thế giới ít sứt mẻ nhất mà họ có thể truyền lại cho con cháu theo cách đầy tự hào.
 
Một thế giới bên vững không chỉ ở đó con người sử dụng năng lượng có thể tái tạo mà còn bởi không có sự phân biệt bạn sinh ra ở đâu, từ đâu đến, màu da gì, tên thế nào. Tất cả đều cùng có quyền tiếp cận giải quyết nhu cầu cơ bản về thực phẩm, nước, nhà ở, giáo dục, y tế, điện, và cả điện toán đám mây. 
 
Thường được coi là “thế hệ xanh lá” vì lớn lên trong xã hội mà ý thức sinh thái đã trở thành chuẩn mực, lớn lên phải đối mặt với sự thay đổi thất thường của thời tiết và thường xuyên chịu ảnh hưởng từ thế hệ cha mẹ đang đẩy mạnh các phong trào môi trường. Điều đó chỉ ra rằng: Thế hệ Y sẽ trở thành lãnh đạo của thị trường bền vững. Đây là thách thức lớn nhất, đồng thời cũng là cơ hội lớn nhất với giới trẻ.
 
Theo Guardian, tỷ lệ những người thuộc thế hệ Y mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường trong khảo sát ở Mỹ đã gia tăng từ 31% (năm 2009) lên 36% (năm 2012). Như vậy, ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng xanh trong thế hệ này đạt đến 16%. Một cái nhìn cụ thể về sự tăng trưởng này là thị trường chăm sóc cá nhân từ tự nhiên và hữu cơ (chăm sóc tóc, da…) với 39% mua sản phẩm “xanh” năm 2012, so với chỉ 27% trong năm 2009.
 

3. Thế hệ Y coi trọng kinh doanh và tinh thần làm chủ

 
Thế hệ trẻ ngày nay không đánh đồng kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp với công cụ tư bản ma quỷ, mà trên hết, họ coi đó là công cụ để thay đổi thế giới này. Họ không nhìn kinh doanh chỉ là hoạt động tạo ra lợi nhuận mà coi đó là hoạt động tạo ra giá trị tích cực cho xã hội. Với họ, trách nhiệm xã hội và lợi ích kinh tế không phải là sự đánh đổi như trong các bài giảng kinh tế buồn tẻ và các mô hình thường bị đơn giản hóa đến mơ hồ. Họ quan niệm rằng tạo ra giá trị cho xã hội, cho khách hàng, cho nhân viên, cho cộng đồng, thì cuối cùng sự quan tâm đó cũng được chuyển hóa thành đồng bạc cho các cổ đông.
 

4. Thế hệ Y thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng

 
Thế hệ trẻ ngày nay đã quen với tốc độ thay đổi nhanh hơn nhiều thế hệ cha mẹ. Họ có nhiều thông tin cùng một lúc đến từ nhiều phương tiện truyền thông khác nhau và kiên nhẫn xử lý chúng với niềm tin có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Họ tin có thể thay đổi thế giới. Cùng với nhau, họ sẽ dùng khả năng của bản thân, nguồn lực của thế giới và công nghệ để tạo nên những thay đổi chóng mặt.
 
Điều đó sẽ đặt ra nhu cầu khác: thời gian để nói chuyện với nhau, để kết nối và chắc chắn họ có thể thực hiện thay đổi ngay lập tức. Những người trẻ đang “sống” sẽ không để bản thân như Hamlet quẩn quanh với câu hỏi: “Tồn tại hay không tồn tại”. Bởi vì câu trả lời của họ ngay lập tức sẽ là: Tồn tại!
 

5. Thế hệ Y kết nối toàn cầu hơn bao giờ hết

 
Ngày nay, giới trẻ có thể nhảy qua nhảy lại trên Facebook, nói chuyện với người bạn ở Hàn Quốc, thậm chí Ai Cập, Syria hay Iran. Họ có khả năng kết nối với mọi người, bất kể đang ở đâu, miễn là có “sóng”. Trên thực tế, người trẻ ở khắp nơi cùng chia sẻ quan điểm, mục tiêu và tư tưởng chung. Bằng cách kết nối toàn cầu và tạo ra cảm giác về bản sắc cá nhân, họ tin rằng có thể tạo nên thế giới hòa bình hơn, an toàn hơn và mạnh mẽ hơn, cho tất cả.
 

6. Thế hệ Y có công cụ để lật đổ tiêu cực

 
Những cuộc biểu tình đấu tranh đòi một chính quyền dân chủ và “sạch” hơn đã làm thay đổi các nước Ai Cập, Tunisia, Libya… Bằng Twitter, Facebook, Google… họ có thể kết nối, giao tiếp, tương tác và liên kết với nhau. Họ cùng thấm nhuần tư tưởng “Tự do cho tất cả”. Đến với nhau, họ có thể chiến đấu chống lại các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Nguyên tắc 4S cho doanh nghiệp khởi sự
Có một số nguyên tắc khá phổ biến trong kinh doanh, chẳng hạn 4P trong marketing (viết tắt của Product - sản phẩm, Price - giá, Place - thị trường, Promotion - tiếp thị), 3C trong kinh doanh (Customer - khách hàng, Competitors - đối thủ cạnh tranh, Corporation - doanh ...

Chuyện Tony khởi nghiệp
Chiều mưa ngồi quán cà phê bờ kè nhìn xuống sông Thị Nghè, nhìn chiếc xe wave alpha màu đỏ dựng trước mặt, nhìn cái mũ bảo hiểm và mấy bịch phân mẫu treo lủng lẳng trên xe, nhìn cái áo mưa phủ lên đầu xe đã rách vì gió quật vào… thấy chán chường ...

Những thuật ngữ lạ lùng xuất hiện sau khi Internet hội nhập vào Việt Nam
Nhìn lại hơn 20 năm Internet vào Việt Nam đã mang đến nhiều thay đổi không chỉ về mặt công nghệ, xã hội, kinh tế, mà còn ở những cụm từ bỗng nhiên xuất hiện trong đối thoại thường ngày mà chúng ta chẳng biết chúng bắt đầu từ bao giờ.

Có thể bạn cần

Liều và Lĩnh

Liều và Lĩnh

Lúc thực tập, Tony có đi làm cho một xí nghiệp giày xuất khẩu. Bên Hàn Quốc cung cấp một loại keo dán đế, có chứa dung môi dễ bắt lửa, nên quản đốc căn dặn công nhân tuyệt đối không được hút thuốc trong nhà xưởng. Nhưng vừa quay đi thì có cậu công nhân móc ra làm điếu vì thèm, thấy quản lý tới thì vội ném xuống sàn rồi lấy chân giẫm lên.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ