Tổng giá trị tài sản của Bill Gates, Elon Musk cũng như Jeff Bezos lên tới 195 tỷ USD, nó bằng với GPD của nhiều quốc gia nhỏ khác. Thế nhưng, tiền bạc không quan trọng, hãy nói tới cách mà 3 vị tỷ phú này xây dựng nên tài sản của mình như bây giờ.
Mỗi người có một cách tiếp cận vấn đề khác nhau, tập trung vào những lĩnh vực khác nhau, thế nhưng điểm chung ở cả 3 chính là những điều khiến họ
thành công hơn người.
1. Nắm bắt đúng thời cơ
Vào năm 1975, Bill Gates từ bỏ Harvard sau chỉ 2 năm học tập, ông dành nhiều
thời gian sử dụng máy tính trong phòng máy nhiều hơn là học các môn học cho kì thi. Bill Gates, cùng với người đồng sự lúc ấy của mình Paul Allen, nhận ra rằng những chiếc máy tính lúc bấy giờ cần một phần mềm để vận hành tốt hơn. Cả hai mua một chiếc Altair 8800 (một mẫu máy tính cổ) và rồi phát triển phần mềm để nó xuất hiện trên tất cả các hộ gia đình.
Vào năm 2004, người đồng sáng lập nên Tesla là ông Martin Eberhard gửi email tới Elon Musk để xin Elon Musk đầu tư cho Tesla. Lúc bấy giờ, Elon Musk đã khá thành công với PayPal cũng như SpaceX, nhận thấy tiềm năng của những chiếc xe điện, Elon Musk đã quyết định đầu tư lớn vào Tesla. Sau khoảng thời gian dài cộng tác cùng Tesla, Elon Musk cuối cùng trở thành chủ tịch và cũng là CEO của công ty xe điện nổi tiếng này.
Với Jeff Bezos, ông thành lập Amazon vào năm 1995. Vào thời điểm bấy giờ, Amazon của Jeff Bezos chỉ bán sách nhưng định hướng từ lâu của ông đây sẽ là một sản phẩm bán tất cả mọi thứ trên đời. Quyết định thay đổi Amazon có thể khiến Jeff Bezos trắng tay, thế nhưng kinh doanh là một canh bạc lớn và quyết định của ông đã tạo nên một công ty có giá trị gần 500 tỷ USD cho hôm nay.
2. Phải có niềm tin vào bản thân và đồng sự
Cả Bill Gates, Bezos cũng như Elon Musk đều tin vào khả năng của bản thân cũng như những người mà họ cộng tác cùng. Đây là một trong những yếu tố cơ bản để có được một sản phẩm tốt, để sẵn sàng bỏ học Harvard
khởi nghiệp và để sẵn sàng đầu tư nhiều triệu USD vào một công ty mà không rõ tương lai nó sẽ đi về đâu.
Hãy lấy ví dụ về Jeff Bezos, sau khi tốt nghiệp Đại học Princeton, ông trở thành phó chủ tịch của một công ty đầu tư, một công việc nhiều người ao ước. Thế nhưng, sau khi nhen nhóm ý định về một cửa hàng sách trực tuyến, Bezos bỏ việc ở đây và tập trung toàn lực vào Amazon. Một canh bạc quá lớn của Jeff Bezos, đánh đổi từ công việc hàng nghìn người mơ ước để thành lập nên một startup chưa nhiều người quan tâm. Nhưng rồi kết cục ra sao ai cũng biết, niềm tin của Jeff Bezos đã giúp ông có được ngày hôm nay.
3. Dám đương đầu với mạo hiểm
Làm startup luôn là mạo hiểm, có tới 96% các startup thất bại hoặc không đạt được nhu cầu ban đầu. Điều này đồng nghĩa với việc, cả 3 người Bill Gates, Jeff Bezos cũng như Elon Musk tự đặt mình vào mạo hiểm, họ biết rằng mình có thể rơi vào 96% trên nhưng không vì lý do đó mà dừng lại.
Câu chuyện của Elon Musk là ví dụ, sau khi dừng học tại Đại học Stanford, Elon Musk cùng người anh của mình thành lập nên công ty Zip2. Sau đó Zip2 được Compaq mua lại giúp cho tài sản của Elon Musk tăng thêm 20 triệu USD. Thế nhưng, thay vì mua một chiếc siêu xe, nhà lầu hay cho những hoạt động giải trí, Elon Musk tiếp tục sử dụng số tiền kia đầu tư vào X.com, website tiền thân của sản phẩm PayPal sau này.
4. Định hướng phát triển có tầm nhìn
Cả Microsoft, Amazon, Tesla hay SpaceX đều là những công ty muốn phát triển theo chiều dọc. Có nghĩa là, họ tự phát triển nên sản phẩm của mình và rồi đầu tư R&D để phát hiện thêm những khám phá mới, từ đó có thêm những sản phẩm mới.
Mặc dù vậy, cả 3 đều được biết tới với những nhánh ngang thành công của mình, khi mà họ không đầu tư nghiên cứu, thay vào đó mua những công ty nhỏ hơn, những công ty đã có sẵn các nghiên cứu mà họ cần. Ví dụ như Microsoft khi vào năm 1994, họ mua lại SOFTIMAGE và tới năm 1995 tiếp tục mua Altamira.
Amazon thì không rõ ràng đến thế, Jeff Bezos vẫn muốn phát triển Amazon theo chiều dọc khi mà hàng loạt sản phẩm mới được ông giới thiệu tới người dùng. Amazon hiện đang phát triển nhánh sản phẩm riêng có tên Amazon Basics, tại nhánh này, Amazon sẽ tự thiết kế, sản xuất và rồi phân phối sản phẩm của mình tới người tiêu dùng.
Còn đối với Tesla, họ không chỉ sản xuất xe điện, Tesla còn mở rộng văn hóa, giáo dục cho con người về lợi ích của xe điện. SpaceX cũng vậy, công ty này không chỉ sản xuất tên lửa, SpaceX còn nghiên cứu, phát triển nên công nghệ tên lửa của riêng họ để phục vụ cho tương lai.
5. Kiên trì với đam mê đến cùng
Cả 3 tỷ phú đều rất kiên trì và quyết tâm với những gì mình đã định. Họ theo đuổi, thực hiện đam mê của mình thay vì tiếp tục với công việc văn phòng nhàm chán. Như Jeff Bezos, đam mê thực tế của ông không chỉ là Amazon, Jeff từng nói với giáo viên của mình "tương lai của con người sẽ không ở trên hành tinh này". Và ông đã hiện thực quá điều đó với Blue Origin, một công ty nghiên cứu vũ trụ do chính Jeff Bezos thành lập.
Đối với Bill Gates, ông đã đam mê máy tính từ khi còn rất nhỏ tuổi, chính vì lý do đó thay vì học hết Harvard để có được một công việc ổn định, ông theo đuổi đam mê tới cùng và có được những gì như ngày hiện tại. Bill Gates cũng không phải là loại người thích khoe khoang, thay vào đó, ông tập trung sử dụng khả năng của mình để giúp những người không may mắn, có hoàn cảnh khó khăn. Điều đó đã được ông hiện thực hóa thông qua quỹ Gates & Melinda cũng như hàng loạt sáng kiến giúp cải thiện
cuộc sống con người toàn cầu.
Đối với Elon Musk, chẳng ai hiểu ông thật sự thích thứ gì, thế nhưng có người đoán rằng ông thích làm cái mới, thích dấn thân vào những thứ mình chưa từng có kinh nghiệm. Đó là lý do vì sao Elon Musk rất mạo hiểm khi đầu tư vào hoàn loạt lĩnh vực mới, những thứ mà ông không có nhiều kinh nghiệm. Mặc dù vậy, một khi đã đầu tư, Elon Musk sẽ làm tới cùng, hãy nhìn Tesla mà xem.