8 điều phải biết để không bị coi thường chốn công sở

12/10/2018   2.109  4.75/5 trong 2 lượt 
8 điều phải biết để không bị coi thường chốn công sở
Đi học thì được cô thầy giảng giải, không hiểu có thể hỏi lại; còn đi làm, cái gì cũng phải tự học, không ai rảnh để chỉ bạn đâu.


1. Nâng cao trình độ của bản thân bằng việc dốc sức hoàn thành những điều mà bạn nghĩ không thể làm

 
Đừng từ chối các nhiệm vụ khó khăn vì chúng là tốt nhất cho bạn. 
 
Đừng lấy lí do rằng trường đại học đã không dạy bạn kiến ​​thức có liên quan và nghĩ rằng bạn không thể hoàn thành dự án. 
 
Tôi đã học đại học với chuyên ngành kỹ thuật môi trường, nhưng công việc tôi được giao là thực hiện các hoạt động truyền thông: viết bài,đăng bài lên các trang mạng, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm... Những nội dung này tôi chưa bao giờ học được ở trường, và tôi chưa bao giờ làm điều đó. Nhưng nếu tôi không biết cách làm điều đó, tôi sẽ lên google để tìm kiếm, kiểm tra và tôi sẽ biết làm.Tôi thực sự không thể hỏi các đồng nghiệp của tôi vì ai cũng bận cả. Những điều mà tôi tưởng chừng như không học được bây giờ đã học được.
 
Nếu sếp giao một nhiệm vụ khó khăn cho tôi, nếu tôi rút lui hoặc từ chối vì phiền hà, thì mãi mãi tôi không thể tiến bộ được. Những người chỉ biết làm những nhiệm vụ đã được giao mà không chịu học hỏi cách làm một nhiệm vụ chưa bao giờ thực hiện, thì kĩ năng làm việc của họ sẽ không được nâng cao. Do đó, hãy thử làm những việc chưa từng làm vì những công việc đó sẽ giúp cải thiện và nâng cao khả năng của bạn, giúp bạn tiến bộ nhanh hơn.
 

2. Không ai có nghĩa vụ phải đối tốt với bạn nên hãy học cách cảm ơn

 
Khi chúng ta còn đi học thì ít nhiều gì cũng được thầy cô nhắc nhở và dạy dỗ. Còn khi đi làm, đồng nghiệp không có nghĩa vụ chăm sóc chúng ta. Ngoài ra, đi làm và ngồi trên giảng đường tiếp thu tri thức là hai việc rất khác nhau. 
 
Nhịp điệu của cuộc sống đại học là tương đối chậm, ngày ngày lên giảng đường để viết bài và làm bài tập về nhà mỗi ngày, để đảm bảo rằng chúng ta đủ điểm để qua môn. Nhưng trong công việc thì khác, áp lực của mỗi người không phải là nhỏ, nếu họ có thể dành thời gian để giúp bạn, công việc của họ có thể bị ảnh hưởng.
 
Chuyện họ giúp bạn không chỉ chứng minh rằng đội ngũ của công ty được xây dựng tốt, nó cũng cho thấy rằng các đồng nghiệp rất tốt, chúng ta phải học cách biết ơn. Vai trò của các đồng nghiệp  là những người xa lạ nhưng lại quen thuộc nhất, bạn và họ đều có chung một điểm đó là làm việc ở công ty, nếu bất cứ ai sẵn sàng giúp đỡ bạn,  phải học cách cảm ơn họ.
 

3. Hoàn thành xuất sắc tối đa công việc 

 
Một số người ở nơi làm việc có phân biệt đối xử với sinh viên mới ra trường, họ nghĩ rằng các sinh viên mới ra khỏi trường vẫn là một đứa trẻ chân ướt chân ráo bước vào đời, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, và chỉ được giao cho vài việc nhỏ nhặt. 
 
Nếu bạn có thể hoàn thành xuất sắc những việc đơn giản, thì con đường phát triển sự nghiệp của bạn sẽ nhanh hơn một bước so với những sinh viên tốt nghiệp cùng thời khác. 
 
Nếu bạn có thể đối xử công việc nhàm chán với hai thái độ sau đây, bạn sẽ thực hiện tốt hơn. Một là, nếu một người có thể làm xuất sắc công việc mà ai cũng cho là nhàm chán, thì anh ta sẽ nhận được nhiều sự ngưỡng mộ của mọi người. Nếu bạn đùn đẩy công việc đó cho người khác, trong khi đó là nhiệm vụ của bạn,  điều này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ giữa các đồng nghiệp.
 
Để thoát khỏi những nhiệm vụ nhàm chán này chỉ có cách là tiến về phía trước, không phải trốn tránh. Nếu bạn trốn tránh nó, nhiệm vụ nhàm chán tiếp theo sẽ vẫn tìm đến bạn, và vị trí của bạn cũng không thay đổi. 
 
Tuy nhiên, nếu bạn coi một công việc nhàm chán như một cơ hội thể hiện khả năng của bạn và sau đó cố gắng làm tốt nhất, thì khi mọi người nhìn thấy tài năng của bạn, bạn sẽ được thăng tiến nhanh hơn, nếu không, bạn phải chuyển sang một công ty khác để có được tiền lương cao hơn.
 

4. Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ từ

 
Rèn luyện bất kỳ kỹ năng nào, miễn là bạn kiên trì, mỗi ngày tiếp thu và rèn luyện một chút thì bạn sẽ trở nên tiến bộ hơn so với những người không cố gắng. Nếu bạn không có kỹ năng, đó là bởi vì trước đây bạn đã không bắt đầu tích lũy kinh nghiệm.
 
Tôi không thể trở về quá khứ để sửa chữa sai lầm hoặc để bắt đầu cố gắng. Tất cả những gì tôi có thể làm là nắm bắt tương lai. Khi tôi ở độ tuổi 20, tôi không có kỹ năng nào đặc biệt nhưng không có gì phải lo lắng cả. Chúng  ta có thể bắt đầu tích lũy kinh nghiệm dần dần từ bây giờ. Nếu bạn không bắt đầu tích lũy ngày hôm nay, thì sau một năm,  bạn có thể sẽ hối hận.
 

5. Đọc sách có thể là cách tốt nhất để chống lại sự nhầm lẫn

 
Khi tôi lần đầu tiên bước vào nơi làm việc, tôi đã thực sự bối rối, tôi không biết làm thế nào để lên kế hoạch cho sự nghiệp của mình. Tôi không biết liệu tôi có thể đạt được tự do tài chính hay không. Nhưng việc đọc có thể cung cấp cho tôi rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng. 
 
Tôi biết rằng lĩnh vực này có thể được tìm kiếm trên internet nhưng kiến ​​thức trực tuyến về cơ bản không có hệ thống, người đọc như "cưỡi ngựa xem hoa". Nhưng để có được kiến ​​thức có hệ thống, việc đọc sách phải là cách khả thi nhất. 
 
Tôi thấy rằng những người giỏi nhất trong công ty, họ thường xuyên đọc sách, và vốn hiểu biết của họ ngày một rộng hơn. Nếu bạn đã đọc một số cuốn sách, bạn có cơ hội để nói chuyện với họ một chút và nhận được rất nhiều trợ giúp. 
 
Hơn nữa, có rất nhiều nhóm trên facebook, tập hợp những bạn yêu sách khắp mọi nơi. Bạn cũng có thể tìm thấy những người bạn cùng chí hướng trong những nhóm này và có thể giúp bạn những điều bạn chưa hiểu rõ hoặc hiểu chưa đúng.
 

6. Tôi phải làm việc cho chính mình, không phải cho sếp của tôi 

 
Nếu một nhân viên nghĩ rằng anh ta chỉ làm việc cho sếp, thì anh ta thực sự không có động lực để làm việc tốt. Công việc của anh ta có thể được trả lương đúng với công sức anh ta bỏ ra nhưng hầu hết các trường hợp, anh ta sẽ lười biếng làm việc và lấy cớ rằng sếp của anh ta trả lương quá thấp. Nếu đây là tâm lý, làm thế nào bạn có thể cải thiện trình độ chuyên môn của bạn?
 
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang làm việc vì chính mình, hành vi sẽ hoàn toàn khác. Ngay cả khi mức lương hiện tại là rất thấp (mức lương của sinh viên hiện tại thường không cao) họ cũng sẽ làm việc chăm chỉ. Bởi vì họ cảm thấy rằng họ đang làm việc cho chính mình. 
 
Kể từ khi họ đến làm việc một ngày, họ phải có sản phẩm và sản xuất càng nhiều càng tốt. Đó là vì tâm lý này nên kỹ năng của họ sẽ tiến triển nhanh hơn và lương của họ cũng cao hơn so với những người "làm việc cho ông chủ".
 

7. Có rất nhiều kỹ năng bạn cần phải tự học, đừng phàn nàn rằng những người khác đã không dạy bạn

 
Nhiều người phàn nàn rằng trường đại học không dạy các kỹ năng công việc mà họ cần, nhưng tôi cảm thấy rằng phàn nàn là vô ích. Người đi làm phần lớn đều trưởng thành và có khả năng tự học. Thế nhưng hầu hết sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng chuyên môn, đó là một vấn đề mà mọi người đang phải đối mặt. 
 
Tuy nhiên, sự khác biệt là một số người phàn nàn, không chịu cố gắng học hỏi trong khi một số người cố gắng học tập chăm chỉ. Sự khác biệt này sẽ được thể hiện rõ bằng tiền lương của họ sau hai hoặc ba năm làm việc. Nếu bạn chưa có một công việc mơ ước, có thể vì kỹ năng của bạn chưa đủ. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian vào việc học các kỹ năng mới và phát triển những chân trời mới, bạn sẽ tốt hơn bẩn thân bạn trước đây.
 

8. Hãy khéo léo từ chối người khác, đừng tốt quá mức

 
Học cách từ chối người khác cũng rất quan trọng. Luôn luôn có một số người điếc ở nơi làm việc, những người có năng lực kém nhưng lại không chịu học hỏi. Họ sẽ luôn tìm đến bạn như một vị cứu tinh của đời họ. Nếu bạn vẫn cứ tốt và giúp họ thì công việc của bạn sẽ không biết khi nào mới xong. 
 
Mặc dù từ chối người khác nhưng cần phải thông minh hơn. 
 
Mặc dù giúp đỡ người khác không phải là nhiệm vụ của bạn nhưng bạn cũng không nên tự ý từ chối người khác một cách thẳng thừng. 
 
Khi bạn từ chối nói chuyện với một thái độ thân thiện phù hợp nhất và một nụ cười, sau đó giải thích rằng bạn đang bận việc không thể giúp được, tiếp theo hãy xin lỗi điều đó. Đối với những người hay trì hoãn thời gian của người khác, không nên kết giao với họ. Những người bạn thực sự xứng đáng kết giao ở nơi làm việc là tất cả những người đã thực hiện tám điều trên.

Quảng cáo

Theo Cafebiz

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

6 cuốn sách giúp bạn đạt được mọi mục tiêu trong cuộc sống
Thỉnh thoảng, chúng ta dễ rơi vào tình trạng bị choáng ngợp khi có quá nhiều mục tiêu cần hoàn thành. Đây là điều hết sức bình thường!

Bạn sẽ có được gì khi trui rèn trong bão táp
Chẳng ai muốn khổ. Khi khó khăn xảy đến, bạn sẽ cảm thấy mình hoàn toàn đơn độc và bất lực. Phải đến khi đi qua giông tố rồi, bạn mới nhận ra trên đời này chẳng gì có thể làm ta chùn bước.

5 dấu hiệu tiết lộ môi trường làm việc của bạn độc hại về tâm lý
Môi trường làm việc độc hại về tâm lý có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn chán nản, áp lực, căng thẳng và trầm cảm.

Có thể bạn cần

Bài học về sự kính nhường

Bài học về sự kính nhường

Một người bố 3 lần dùng bát mì trứng dạy con cách kính nhường người khác. Một bài học ý nghĩa chúng ta nên biết.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ