Còn
nhớ, trong phòng thi, lúc thu lại bài,
bạn nào mà
cố gắng ráng viết thêm vài chữ nữa là
Tony cũng khinh, không thích đứa ham điểm số đến độ giám thị nhắc nhở thu bài vẫn không đưa. Nhìn mặt đỏ bừng, tay chân luống cuống nghệch ngoạc thêm vài chữ là Tony bĩu môi. Nó có nhào tới bắt tay cũng gỡ tay ra, nói tay đang đau, xin
đừng đụng đến. Còn Tony thì canh khoảng 15 phút hết giờ là đi lên bảng nộp bài, làm chưa hết cũng nộp, hất mẹt rồi đi ra khỏi phòng. Nhiều lúc ra ngoài rồi mới biết đáp số là sai, nhưng chẳng bao giờ
hối tiếc. Vì thích như vậy, muốn chảnh thì phải
trả giá chứ
hối hận gì.
Tony hạc cái ngành
mất 5 năm, cái năm 4 đi
kiến tập và
xin việc luôn ở 1
công ty nước ngoài về
nghiên cứu thị trường.
Quản lý Tony là 1 ông có tính
phết phẩy kinh khủng. Ổng ăn tạp, cái gì cũng ăn. Visa làm
cho đồng nghiệp nước ngoài
sang Việt Nam 35 USD thì ổng lấy 50 USD. Mua hoa đi khai trương
khách hàng, mua có 500 ngàn chứ kêu bên bán hoa xuất hóa đơn 700 ngàn. Làm cái gì ổng cũng ăn lời, thậm chí
gọi điện thoại riêng cho
người thân ổng không gọi ở
nhà, lên công ty gọi cho
tiết kiệm. Mình nói anh ăn thì ăn cho đáng luôn, không thì thôi. Chứ mấy đồng bạc lẻ vầy, cứ giấu giấu diếm diếm, thò thò thụt thụt em mệt quá. Anh giao bạn khác đi, mặc dù được chia
tiền nhưng em thấy không thích cầm đồng tiền ấy.
Cái ổng điên tiết
chửi mình ngu. Cái Tony nói
nhẹ nhàng, dạ thưa anh, ngu hay không ngu là tùy quan điểm, nhưng em xác nhận là em không hèn. Cái ổng tìm cách méc
sếp lớn đuổi mình. Cái mình biết được, mới vào phòng ảnh thưa chuyện. Mình nói anh à, những chuyện gì anh làm em sẽ không tham gia, nhưng cũng không nói ai biết. Em còn đi
học và đây là
việc làm thêm,
thế giới người lớn phức tạp quá, em xin không
bàn luận. Nhưng nếu anh xử em, thì em sẽ cũng không để anh yên. Em dù chỉ mới 22 tuổi thôi nhưng cũng
hiểu biết nhiều, và không phải là đứa hiền hay
ngáo ngơ. Em sẽ
nghỉ việc ở đây khi em thấy cần phải nghỉ. Trước khi ra khỏi phòng còn đọc tặng ổng câu ca dao “Trạng
chết thì
chúa cũng băng hà, dưa gang đỏ đít- thì cả đỏ trôn”. Mình ăn nói dạ thưa
lễ phép nhưng lời lẽ rất cứng. Ổng nói mới
sinh viên mà đã tinh vi tinh tướng. Nhưng từ đó về sau ổng không bao giờ nhìn thẳng mình nữa, không biết vì
sợ hay vì
ghét. Nhóm thực tập còn lại theo ổng
phết phẩy khí thế, có tiền có bạc nên ăn nói bạt mạng,
nhậu nhẹt suốt ngày. Và mình tách biệt ra, tụi nó lại bảo là tự kỷ, không
hòa đồng. Tự kỷ thì đã sao. Tony
vui với chứng bệnh ấy.
Ngay bây giờ làm ăn, khách đòi phết phẩy, gửi giá vô hợp đồng, Tony nói thôi bên em không có dịch vụ đó. Khách nói vậy thôi mua chỗ khác à. Cái mình nói tùy anh, anh làm với bên em, em đảm bảo về
chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Em
hài hước một cách thông minh, anh sẽ thấy đỡ
stress. Thật ra nói mạnh miệng như vậy là vì Tony
giàu quá rồi.
Chăm chỉ học tiếng Anh tiếng Pháp tiếng Hoa cả
tuổi trẻ nên giờ buôn bán quốc tế ầm ầm. Làm thụt thò vậy cũng chẳng làm chi, giàu thì cũng như thế này là đủ. Cũng ăn ngày 3 bữa. Sáng cũng phở bò, trưa cũng
cơm gà, tối cũng
bánh bèo bánh nậm. Nhức đầu là thay đồ đi Mỹ.
Sài Gòn nóng là bay lên Đà Lạt, nghỉ dưỡng trong
Villa De Tony dưới rừng thông. Giàu thêm thì hẻm biết làm gì cho hết tiền. Hổng lẽ sáng ăn 2
con tôm hùm điểm
tâm, trưa 2 kg thịt bò Mỹ hay nhức đầu thì thay đồ bay ra ngoài
vũ trụ?
Nên tâm thế Tony nó
cao ngạo, nhiều lúc thấy hẻm giống ai. Tiền mình chủ yếu lấy của mấy thằng Ả Rập châu Phi chứ phải của con Na thằng
Mít trong làng đâu mà nó bắt đi đám giỗ nhà nó cũng phải vác mặt qua cho được. Thích thì đi, hẻm thích thì thôi. Nên mấy ông
đại gia Việt Nam gặp mình, đòi bảo trợ gì đó là Tony
im lặng không nói. Hôm bữa bà chị họ tội
nghiệp, ép mình đi ăn tiệc dưới lâu đài gì đó dưới quận 7 cho được, nói có mấy
mối quan hệ hay lắm, giới thiệu cho em làm ăn. Cái mình nói đi với chị cho vui thôi, chứ quan hệ gì đó em hẻm cần thiết đâu chị ạ. Cái vô bàn ngồi, giới thiệu đây là anh A, giám đốc ngân hàng X-Bank đó em. Tony nhìn mặt quen quen vì thấy ổng hay lên tivi. Cái bả giới thiệu mình đây là cậu em mình, tên
Tèo,
kinh doanh phân bón nhưng hạc
Ha Vợt về,
giỏi lắm. Cái mình gật đầu chào rồi im lặng không nói gì. Anh A nói thế Ha Vợt ở bờ Đông hay bờ Tây ấy nhỉ? (nghe thấy yếu môn địa lý rồi). Con của anh nhé, 3 đứa đều từ bé đã sang bên đó, đứa đầu đang hạc ở ABC University, phải xuất sắc lắm mới được vào, em có biết không. Cái mình cũng lắc đầu. Ảnh nói ô hay lạ nhỉ, trường đấy
nổi tiếng sao em không biết nhỉ. Cái mình nói dạ em chỉ biết mấy trường nằm trong top 5, mấy trường top dưới em không rõ.
Anh A có vẻ tức, cao giọng hỏi chú em làm gì, chỉ bán phân thôi à, bọn kinh doanh ngành đấy không có anh là chết. Anh ra tay cứu hết. Thế có biết ông P giám đốc phân bón Đầu Gà hem? Biết ông M giám đốc phân bón hiệu Đầu Voi hem. Ông K chủ tập đoàn Đuôi Chuột hem? Em muốn gặp không anh gọi phát ra ngay. Cái mình nói dạ biết. Anh A đợi miết cũng hẻm thấy mình xin card hay số
di động gì cả, nên
sốt ruột hỏi thế chú em đang vay
ở đâu. Mình cũng im lặng, lắc đầu, nở 1
nụ cười quý phái. Cả bàn xum xoe bu vô
nói chuyện với ảnh, hỏi thăm quan hệ với chân dài này, ca sĩ kia, quan hệ với đại gia nọ, hỏi theo anh thì chính
sách kinh doanh của ngành thép thế nào, ngành xi măng ra sao, dự đoán thị trường
tài chính tiền tệ châu Á lên hay xuống. Rồi tình hình
kinh tế xã hội thế giới năm nay sẽ diễn biến thế nào, anh A ngồi phán mấy câu, bọn kia nuốt từng lời, nhìn đầy
ngưỡng mộ. Anh A cao hứng, vung tay
chém gió phần
phật, nói văng cả nước bọt lên bàn. Câu nào cũng ở thể khẳng định, như đinh đóng cột, ông Putin sẽ thế này, ông
Obama sẽ thế kia… Mình không nói không
cười, không tham gia câu chuyện.
Thầy dạy ở Ha Vợt nói mà Tony cũng không tin nữa là mấy “
phú ông” này. Kể cả mấy giáo sư tiến sĩ
chuyên gia diễn giả châu Á, mình cũng cho là “thầy đồ” trong làng trong xã, cũng
tôn trọng nhưng không nghe theo bao giờ, vì chữ
nghĩa của họ cũng có
giới hạn.
Anh A đang nói nhưng vẫn cố liếc nhìn Tony coi có
phản ứng gì không. Thấy Tony vẫn
bình thản ngồi yên nên tức tối lắm. Bà chị cứ thúc cùi chỏ, nói em tham gia vô câu chuyện đi, làm quen đi, đừng để ổng phật lòng. Nhưng Tony thấy không tham gia được vì không đúng tần số, khác lé vồ. Mây người chém gió phần phật thế chứ hỏi tác phẩm ven hạc Miếng Da Lừa của Balzac hay
Nhà Giả Kim của Paulo thì tròn xoe mắt ngay, nói anh không ăn thịt lừa hay thợ vàng sao biết được. Còn lỡ bắt họ nghe bản giao hưởng số 5 của Beethoven hay xem bức Starry Night của Van Gogh hay đưa vô bảo
tàng thì đâu 3 phút là họ
ngủ gục. Nên Tony im lặng bâng quơ nhìn lên trần nhà, lấy 2 cốc nước trước mặt rót qua rót lại…cho vui. Anh A cứ chờ mình mở miệng ra nói chuyện với ổng miết, mà mình vẫn cứ lạnh tanh.
Đâu được 1h
đồng hồ thì chịu không nổi nữa.