Đáp:
Ngôn ngữ là công cụ để truyền đạt thông tin.
Con khỉ kêu khẹc khẹc báo hiệu đồng bọn chỗ đó có
chuối, con
gấu trúc
cười lỏn lẻn báo nhau tới đây
ăn trúc nè….Đối với
con khỉ,
nụ cười của con gấu trúc là
ngoại ngữ. Với loài người, ngày xưa địa lý ngăn núi cách sông nên cư dân vùng đó có 1 cách truyền tin với nhau mà chỉ họ hiểu, đó là ngôn ngữ. Nhưng bây giờ,
internet,
máy bay và định vị vệ tinh, thêm cái
smart phone làm
thế giới phẳng lì, ngôn ngữ cũng trộn lẫn. Lúc dượng ở Boston, đang
ngồi học cái thấy Viber nhấp nháy, hóa ra là chị tiểu thương ở chợ Cái Răng hỏi dượng có ăn
cá lóc nấu canh chua hem. Dượng kêu chị ấy mở facetime để dượng coi cá. Rồi dượng thanh
toán qua internet banking, chị ấy nhận
được tin nhắn “
tiền đã vào” thì lập tức thực hiện
nghĩa vụ giao hàng mang đến ngay
cho nhà dượng ở Cần Thơ. Mấy đứa thấy đó, thời đại mình
sống nó khác,
lời khuyên của một số
cha chú cũng xưa quá rồi, đâu có
phù hợp (trừ dượng vì dượng cập nhật lắm, dượng hát được Công
chúa bong bóng với Cơn mưa ngang qua, nhảy hiphop đặt đầu dưới đất quay 2 chân trên trời).
Cách đây 20 năm, dượng
sang Trung Quốc nói taxi không ai hiểu, phải nói là Chu-zu che, trong khi bây giờ qua bển nói Chu-zu che họ ngơ ngác hỏi
do you need a taxi? Tiếng Pháp bây giờ có La nước-mắm,
tiếng Anh có the Phở,the tsunami…Thậm chí
google hay fedex thành động từ luôn. Kiểu như please google
it, I will fedex it to you. Tiếng Anh không phải là
ngoại ngữ, đó là ngôn ngữ
thứ 2, the second language, NOT a foreign language. Foreign language nên là tiếng lạ, như tiếng Lào, tiếng Mông Cổ, tiếng hổ Tamil…chứ tiếng nào mà có 2 quốc gia nói trở lên, chúng ta nên xem đó là ngôn ngữ thứ 2, thứ 3, thứ 4….
Giáo dục toàn bộ các nước trên thế giới sẽ từng bước
thay đổi theo hướng tiếng Anh là bắt buộc từ lớp 1, thế hệ
trẻ ai chẳng lưu loát.
1. Phiên dịch, biên dịch.
Ngoại ngữ chỉ là công cụ để các bạn làm nghề được
tốt hơn,
có thể ra biển lớn mà không phải dắt theo phiên dịch (tốn kém ăn ở cho đứa đó, mà nó lại biết
bí mật của mình, mình có chút tình ý với đối tác là nó về méc với gấu
mẹ ngay). Nói giỡn chứ thế hệ mình khác rồi, tiếng Anh tiếng Hoa tiếng Pháp tiếng Nhật tiếng
Tây Ban Nha Tiếng
Đức tiếng Ả Rập….nói rào rào đi nhé. Gặp người nước nào mình nói tiếng nước đó để họ dễ hiểu. Trang bị đầy mình, ngoại ngữ, bằng lái
xe bốn
bánh,
thể lực khỏe mạnh dẻo dai,
kiến thức địa lý
xã hội văn chương lịch sử 1 bụng, tính tình
nhân hậu vui vẻ dễ thương, ăn nói
ngọt ngào dạ thưa ngọt lịm, lúc nào cũng tươi cười như hoa,
nhường nhịn tha thứ cao thượng không thèm
tranh giành với mấy đứa
tiểu nông, sang trọng quý phái hất mặt lên trời.
Học chính phải là thêu thùa may vá, làm gốm làm mộc, sửa chữa điện nước,
nấu ăn,
du lịch phục vụ, xây dựng nhà cửa, nuôi tôm nuôi cá, trồng ngô trồng khoai,
bác sĩ thú bác sĩ người, bào chế dược phẩm, hóa chất phân bón, chế biến
thực phẩm, điều dưỡng y tá y sinh,
cơ khí máy móc thiết bị, hàn tiện phay bào, sửa chữa máy tính,
điện thoại, thủy thủ viễn dương hàng hải,
tài xế
phi công lái tàu, làm bánh mì bánh tráng bánh xèo, làm bún làm phở, trồng cây gây rừng, vót tăm xỉa răng, …Đậu được ĐH thì học ĐH, không thì cao đẳng, không thì trung
học nghề, ít ra cũng phải trải
quả MỘT KHÓA CHỨNG CHỈ NGHỀ để có cái nghề gì đó. Nói chung là phải đong đưa tay chân qua lại, mồ hôi phải túa ra. Tui rất
ghét mấy người chỉ muốn
an nhàn, ăn trắng mặc trơn, ngồi bấm phím và con chuột cả ngày nên bụng bự, da trắng meng méc bủng beo trông thiếu sinh khí. Sức trẻ thanh niên phải vai u thịt bắp bụng 6 múi, đi đứng
nhanh nhẹn quần quật trong nhà máy- công trường- cánh đồng- nông trại -sân bay -bến cảng- máy bay- tàu thủy chớ.
Đàn ông con trai thì phải da dẻ đỏ au, áo ngắn cầu vai lấm lem dầu mỡ mới
đẹp chứ sao lại lúc thúc chui vô mấy
văn phòng máy lạnh trên mấy tòa nhà, lỏn lẻn cười rồi e ấp ngồi gọt xoài chấm muối tám chuyện ca sĩ diễn viên với mấy chụy?
Trừ cái ngờ mang tên “khoan cắt bê tông”, còn ngờ gì tui cũng ưng bụng. Mấy đứa
mới ra trường qua
xin việc, tui nhận hết. Tui bắt xuống kho xuống nhà máy làm 1 tháng, đóng hộp khiêng đồ dán nhãn lau chùi kho bãi lái xe tải xe nâng. Đúng 2 tháng, chỉ có 1/1000 đứa trụ lại, tui mới đem lên văn phòng đào tạo cho “cầm kỳ thi
họa”, vì đó là
hạt giống để sau này cho làm
quản lý, hoặc giúp cho nó ra riêng
làm chủ. 999 đứa kia bỏ việc ngay trong 2-3 nốt nhạc, rồi đi
nói xấu tui tùm lùm. Nói ông
Tony viết cho hay lắm,
tưởng vô
hãng Phượng Tím được ổng đưa đi New York London
họp hành. Mới ngày đầu đi làm, ngồi chụp hình check-in trên
Facebook có chút xíu mà bị ổng
chửi sa sả, bắt dọn dẹp lau văn phòng, pha trà rót nước, cọ rửa
toilet, nói mày tiểu được thì mày lau được…
Cha mẹ ở nhà còn chưa DÁM kêu chúng tôi làm các việc ấy nữa là.
Lương thì trả có mấy triệu, tưởng được vài ngàn đô. Nên hụt hẫng ghê lắm, xin thề là không
đọc TnBS nữa.
999 đóa
hoa hồng ấy vác đơn xin khắp, nhưng không ai nhận. Lại vô một
công ty khác, công ty này nhận
sinh viên mới tốt
nghiệp để đào tạo. Có điều, những đóa hoa ấy không ngờ công ty này cũng là của tui. Bữa
phỏng vấn, tui lại hỏi một đóa hồng nhung ẻo lả, son bôi tuốt bên trong vòm miệng thoáng nhìn tưởng bị té dập môi: “bạn ơi, có nghề gì nói mình nghe để mình bố
trí công việc?”. Cái cổ nói em
tốt nghiệp ngoại ngữ, tiếng Anh và tiếng Hoa. Cái tui nói đó là ngôn ngữ thứ 2 và thứ 3 của tui, tui lỉu li vô cùng, có nghề gì khác hem? Cổ lắc đầu đi ra. Một đoá (bông đực) khác vô nói em tốt nghiệp
quản trị kinh doanh, nghề của em là quản lý
chiến lược vĩ mô và vi mô, quy hoạch nguồn nhân lực và định vị
thị trường, phân tích
ma trận SWOT và tính tỷ lệ ROI, tỷ lệ P/E, PS, PP,...nó
hùng biện ghê quá làm tui rối loạn tiền đình, ngồi thẩn thờ, hẻm lẽ nhận nó vô thì mình phải
nghỉ việc? Mà không nhận thì sao giải quyết hết nạn
thất nghiệp? Cái bèn ngồi viết đơn:
“Đơn xin thôi việc
Hôm nay, tôi viết đơn này xin ông cho tôi thôi việc quản lý ở đây.
Một lần nữa, xin cám
ơn ông.