Vậy nên nếu bạn muốn mình có thể ghi nhớ tốt hơn, thậm chí là thông minh hơn, hãy xem những
phương pháp dưới đây và
học hỏi chúng. Có thể chúng ta không phải là
thiên tài, nhưng chẳng có gì có thể ngăn cản chúng ta
sở hữu một
trí nhớ tuyệt vời.
1. Triệu hồi trí nhớ
Có thể nghe hơi điên rồ, nhưng thực chất
quá trình nhớ lại của chúng ta cũng giống như việc chúng ta gọi chúng từ trong
não bộ ra vậy. Việc ghi nhớ các thông tin thực chất là “ghi” chúng vào
suy nghĩ và “triệu hồi” chúng khi chúng ta cần nhớ đến.
Do đó cách cải thiện khả năng khi nhớ chính là rèn luyện khả năng này của bạn.
Lấy
ví dụ: những tấm thẻ Flashcard (tạm gọi là thẻ ghi nhớ) cũng ra đời với
mục đích này. Khi bạn
cố gắng học thuộc những tấm thẻ này, nó thực chất là quá trình “ghi lại” hình ảnh và nội dung của chúng vào não bộ. Lý do nó hiệu
quả hơn so với
đọc trên
sách là bởi việc nhớ lại những tấm thẻ đầy
màu sắc với lượng chữ ít ỏi trên đó sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Càng nhiều kết nối trong
tri thức của bạn, bạn sẽ càng ghi nhớ chúng một cách dễ dàng và lâu dài hơn. Lí do khiến chúng ta thường dễ
quên các
kiến thức là bởi chúng xuất hiện một cách rời rạc trong não bộ của chúng ta và chẳng có gì có thể giúp chúng ta có thể nhớ về chúng. Thay vào đó, việc liên kết các nội dung trong
cuộc sống sẽ giúp bạn dễ dàng gợi nhớ và liên tưởng đến những thứ mà bạn cần nhớ. Do đó mỗi khi học các
kiến thức mới, hãy cố gắng liên kết chúng với những gì bạn đã học hoặc biết đến trước đó.
Lấy một ví dụ
đơn giản: bạn đang học trong giờ Vật Lý và đang học về hiện tượng tĩnh điện do
ma sát. Bạn chợt nhớ là vào
mùa đông, bạn cũng từng nhìn thấy nó khi cởi bỏ những chiếc áo len dày cộm trước khi đi
ngủ. Bằng cách này, kiến thức sẽ được kết nối một cách dễ dàng và
chân thực trong não bộ của bạn.
3. Hãy tách các vấn đề ra, đừng cố nhớ một đống lộn xộn
Hằng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều việc, rất nhiều thứ cần nhớ, cần làm. Vậy nên chẳng có gì khó hiểu nếu chúng ta bị quên đi một vài thứ trong đó, mặc dù đôi khi chúng rất quan trọng. Lý do là bởi thứ mà bạn đang cố nhớ là “những gì cần làm trong ngày” thay vì “những thứ cần làm ở
nhà”, “những thứ cần làm ở
công ty”, “những việc cần làm với người
yêu”,.. Thay vì cố gắng nhớ một đống lộn xộn, hãy chia tách chúng ra để bạn có thể nhớ chúng một cách khoa học và dễ dàng hơn.
Điều này đặc biệt hiệu quả với việc
đi học. Nếu bạn không phải là thiên
tài, đừng cố gắng nhớ mọi thứ cùng một lúc. Hãy cố gắng
tập trung nhớ những thứ liên quan đến Địa lý vào giờ Địa lý, những công thức hóa học vào giờ Hóa học,… Một việc rất nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn
tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn nhiều.
4. Tự trả lời câu hỏi trước khi bạn có được nó
Nói một cách dễ hiểu, hãy cố gắng tự mình giải đáp các thắc mắc trước khi trông chờ người khác làm điều đó giúp bạn. Việc này giúp não bộ của bạn được kích thích và hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời giúp bạn nhớ tốt, nhớ lâu hơn những vấn đề này. Dù là một bài
toán, một đề luận văn, một câu hỏi đố,… hãy cố gắng tự mình đưa ra câu trả lời trước khi trông chờ nó ở người ra đề.
5. Sự phản chiếu
Khi bạn đang cố gắng nhớ về bài giảng trên lớp, nhớ về những lời
mẹ dặn, nhớ những nội dung trong cuộc họp giao ban đầu tuần,… thì tức là bạn đang tìm sự phản chiếu của chúng từ trong não bộ. Bạn sẽ “tua” lại đoạn kí ức đó và đặt ra các câu hỏi: nó đã diễn ra như thế nào? Điều gì cần chú ý? Điều gì cần cải thiện?…
Một
nghiên cứu của
Đại học Harvard đã chứng minh được rằng sử dụng viết tay để tìm sự phản chiếu là một cách vô cùng tuyệt vời. Chỉ cần dành khoảng 15 phút cuối ngày để phản chiếu lại tất cả những gì bạn cần nhớ, cần làm trong một ngày, nó sẽ giúp bạn tăng
hiệu suất làm việc,
học tập lên đến 23%.
6. Sử dụng các biểu tượng
Cách thức này không được dễ dàng
cho lắm để áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng nó tỏ ra cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn chưa biết, thì não bộ có khả năng ghi nhớ hình ảnh tốt hơn rất nhiều so với các dòng chữ, nội dung khác. Vậy nên có một cách để ghi nhớ rất tuyệt vời: hình tượng hóa chúng. Và sau đó tất cả những gì bạn cần nhớ sẽ chỉ còn là hình ảnh đó – dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Lấy ví dụ nhé: Với môn Lịch sử (môn học cực kỳ
khó chịu với nhiều học sinh), bạn cần phải ghi nhớ các diễn biến của một chiến dịch lớn. Thay vì cố gắng nằm lòng từng
con chữ trong sách giáo khoa, hãy tưởng tượng trận đánh đó là một cái cây lớn. Quá trình
chuẩn bị chính là rễ cây, bước đầu tiên chính là gốc cây, chiến dịch chính sẽ là thân cây, các trận đánh liên quan sẽ là các cành cây, và
chiến thắng cuối cùng chính là ngọn cây. Đấy, giờ bạn sẽ chỉ phải nhớ về cái cây này mà thôi.
7. Luôn sẵn sàng tiếp nhận cái mới
Một bộ não ỳ ạch sẽ chẳng thể nào có thể tiếp thu những kiến thức mới chứ đừng tính đến chuyện nhớ chúng. Nếu bạn thực sự muốn ghi nhớ và học hỏi điều gì đó, bạn phải thực sự sẵn sàng
chấp nhận những thứ mới mẻ. Có thể kiến thức đó sẽ
đả kích những gì bạn biết từ trước, sẽ phủ định quan điểm của bạn,… Thế nhưng đúng sai sẽ chỉ là tương đối, vậy nên sẽ thật là tuyệt vời nếu bạn luôn sẵn sàng để tiếp nhận những kiến thức, những
góc nhìn mới.
Điều này là cần thiết bởi hầu hết chúng ta đều có cái gọi là “
ảo tưởng về
nhận thức”. Chúng ta thường mặc định những thứ mình đã biết, đã suy nghĩ là luôn đúng, trong khi
thực tế đôi khi không phải như vậy. Việc sẵn sàng
lắng nghe và
cầu tiến sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều hơn và tất nhiên điều đó sẽ chỉ có
lợi cho bạn mà thôi.
Một số bài viết hay có thể hữu ích cho bạn: