Câu chuyện khiến bạn không núp bóng gia đình nữa

10/08/2016   4.063  2.75/5 trong 2 lượt 
Câu chuyện khiến bạn không núp bóng gia đình nữa
Con người, nếu như có thể khiến cho loài sói hoang hung dữ đến liếm tay của mình, thì việc làm người khác buông bỏ lòng thù hận, trở thành bạn bè, cũng không phải là điều gì quá khó…


Con trai một người bạn thân của tôi đã tốt nghiệp đại học nửa năm rồi, nhưng lại không đi tìm việc làm, suốt ngày cứ nằm ì ở trong nhà, ban ngày nằm ngủ, buổi tối lên mạng. Gần đây còn xin tiền bố mẹ, muốn đi sang Mỹ du học.
 
Người bạn đến hỏi ý kiến tôi xem có nên để nó đi hay không? Tôi nhìn đầu tóc bạc phơ của ông bạn thân, nói: “Nếu như anh thật sự muốn tốt cho con trai anh, thì hãy để cho nó đi, nhưng tuyệt đối đừng có đưa tiền cho nó”.
 
Nhắc đến đứa con của người bạn này, tôi lại nhớ đến câu chuyện của cậu em rể của tôi. Cậu ấy là người Mỹ, từ nhỏ đã phải tự mình ra ngoài bươn trải cuộc sống, muốn chu du vòng quanh thế giới rồi mới trở lại trường chuyên tâm lo chuyện học hành.
 
Tuy bố cậu ta là bác sĩ, điều kiện kinh tế gia đình cũng khá giả, nhưng bố mẹ rất ít khi cho cậu ấy tiền, và cậu cũng không có xin tiền gia đình. Vừa mới tốt nghiệp phổ thông đã đi đến Alaska chặt cây dành dụm tiền.
 
Bởi vùng Alaska mùa hè ban ngày rất dài, mặt trời đến nửa đêm mới xuống núi, hơn 3 giờ sáng lại đã nhô lên, mỗi ngày nếu như cậu ấy làm việc 16 tiếng đồng hồ, tiền lương chặt cây trong một mùa có thể đủ cho cậu đi du lịch vòng quanh thế giới.
 
Sau khi chu du thế giới hai năm mới trở lại trường đại học, cậu quyết định học khóa cấp tốc, vậy nên 3 năm đã học xong khóa học của 4 năm, tốt nghiệp liền có công ăn việc làm. Công việc của cậu ấy rất thuận lợi, có thể nói là một bước lên mây, cứ làm mãi đến chức tổng công trình sư.
 
Có một lần, cậu ấy kể cho tôi một câu chuyện, nói rằng sự việc đó đã ảnh hưởng đến cuộc đời của cậu…
 
Khi làm việc trên núi ở Alaska, cậu cùng với một người bạn nghe thấy tiếng kêu của loài sói, họ khẩn trương tìm kiếm xung quanh, kết quả phát hiện một con sói mẹ bị cái bẫy kẹp trúng chân, đang tru lên đau đớn.
 
Cậu ấy biết cái bẫy đó là của một công nhân già, ông ấy có nghề phụ là bẫy thú, bán da thú để kiếm thêm chút thu nhập cho gia đình. Nhưng người công nhân già này bệnh tim bộc phát đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu, con sói mẹ này nếu không có người xử lý thì sẽ chết đói.
 
Cậu ấy muốn thả con sói mẹ, nhưng sói mẹ này rất hung dữ, cậu ấy không cách nào tiến gần được. Cậy ấy lại phát hiện sói mẹ đang nhỏ giọt sữa, chứng tỏ trong hang còn có sói con nữa. Cậu ấy liền cùng với người bạn bỏ ra biết bao công sức, sau cùng đã tìm được hang sói, thế là bèn ôm 4 con sói con đến chỗ sói mẹ bú sữa để khỏi chết đói.
 
Cậu ấy chia thức ăn của mình cho sói mẹ ăn để duy trì mạng sống. Buổi tối còn cắm trại gần chỗ sói mẹ, bảo vệ gia đình sói này, bởi vì sói mẹ đã bị mắc bẫy, không thể tự vệ được.
 
Mãi cho đến ngày thứ năm, khi cậu ấy đến cho ăn, phát hiện sói mẹ khẽ vẫy vẫy cái đuôi, cậu ấy biết mình đã bắt đầu có được sự tín nhiệm của nó. Lại qua 3 ngày nữa, sói mẹ mới để cho cậu ấy lại gần tháo cái bẫy thả nó ra.
 
Sau khi được tự do rồi, sói mẹ liếm liếm bàn tay của cậu, để cho cậu ấy đắp thuốc lên đùi của nó, rồi mới dẫn bầy sói con rời khỏi, dọc đường còn nhiều lần ngoảnh đầu lại nhìn hai người họ.
 
Cậu ngồi trên tảng đá lớn nghĩ ngợi, nếu như con người có thể khiến cho loài sói hoang hung dữ đến liếm tay của mình, trở thành bạn bè, vậy lẽ nào lại không thể khiến cho người khác buông bỏ lòng căm thù trở thành bạn bè được?
 
Cậu quyết định sau này sẽ biểu hiện thành ý đối với người khác trước, bởi qua câu chuyện này, chỉ cần bản thân tỏ ra thành ý trước, đối phương nhất định sẽ dùng chân thành đáp lại. Cậu ấy nói đùa rằng, nếu như không phải như vậy, thì còn chẳng bằng cầm thú nữa.
 
Từ đó về sau, cậu ở công ty lấy chân thành đối đãi với người, trước hết đối xử người khác đều là thiện ý, sau mới giải thích hành vi của mình, thường xuyên giúp đỡ người khác, không so đo những chuyện nhỏ nhặt.
 
Vậy nên mỗi năm cậu đều thăng lên một cấp, tiến bộ rất nhanh. Điều quan trọng chính là, cậu mỗi ngày đều sống rất vui vẻ. Cậu nói, những người giúp đỡ người khác thì luôn vui vẻ hơn nhiều so với người nhận được sự giúp đỡ.
 
Cậu ấy nói với tôi rằng, cậu vẫn luôn biết ơn những trải nghiệm ở Alaska, bởi vì điều này khiến cậu cả đời thọ dụng không hết. Quả thật, trái hồng trải qua sương giá mới ngọt thơm, con người cũng là trải qua ma luyện mới thành thục, hơn nữa cậu ấy biết được bản thân cần phải trân quý điều gì.
 
Vậy nên, nếu như một người đã tốt nghiệp đại học rồi còn không biết bản thân mình cần gì, thế thì cần phải để cho họ ra ngoài ma luyện một chút, để cho họ được sống bằng sức của chính mình.
 
Điều quan trọng là cha mẹ cần phải chịu buông tay, hiểu được che chở tốt nhất với con trẻ chính là không che chở, cho nó một cơ hội để chứng minh bản thân mình, thể nghiệm đời người, tin tưởng nó cũng có thể từ trong đó có được kinh nghiệm một đời thọ dụng không hết.

Quảng cáo

Theo Soundofhope

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Bố mẹ Việt học gì từ cách dạy con thành thiên tài của mẹ Thomas Edison
Khi thầy giáo nói Thomas Edison bị đần độn và điên khùng, mẹ ông đã cho con nghỉ học và tự dạy con ở nhà.

 90% các bậc cha mẹ mắc những sai lầm này khiến con không thể thành công
Chúng ta không thể phủ nhận rằng cha mẹ chính là những người che chở, bảo vệ, người bạn tốt và người thầy thông thái của mỗi đứa con. Họ dành toàn bộ cuộc đời để nuôi dạy và giáo dục các con trở thành những người có ích.

Nguồn gốc của câu nói: Trời đánh tránh bữa ăn
Người ta thường có câu nói nhắc nhở rằng “trời đánh tránh bữa ăn”. Câu nói này bắt nguồn từ câu nói “Lôi Công không đánh người đang ăn cơm”. Vậy nguồn gốc và hàm ý của cách nói đó như thế nào?

Có thể bạn cần

Làm gì khi cái tôi bị tấn công?

Làm gì khi cái tôi bị tấn công?

Dù bạn làm công việc gì, bạn cũng sẽ đối mặt với những lúc mà cái tôi trỗi dậy. Cái tôi có thể đi từ thái cực này sang thái cực khác – căng phồng lúc này và “như quả bóng xì hơi” vào lúc khác.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ